Tuyệt Đỉnh học tiếng Anh cực kỳ hiệu quả của mình
thanhtinh
26/07/2019
2,521 lượt xem
Tự học tiếng anh không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Vì điều đó cần sự quyết tâm, niềm đam mê và thêm nữa đó là cách thức, phương pháp thực hiện.
Để tự học tiếng anh một cách hiệu quả bạn cần lên cho mình một lịch trình học thật chi tiết và duy trì thói quen đó mỗi ngày. Tránh tình trạng bạn học tiếng anh theo cảm tính, nghĩa là hôm nào tự dưng thấy có hứng thì đem ra học còn hôm nào không hứng thú thì chả thèm động đến nó. Học tiếng anh không phải là việc ngày một ngày 2 là có thể làm chủ được tiếng anh mà phải học mỗi ngày, có thể không nhiều nhưng hãy cố gắng duy trì thói quen đó hằng ngày và biến nó thành sinh hoạt hàng ngày của bạn. Hãy đầu tư quỹ thời gian mỗi ngày của bạn vào việc học tiếng anh giao tiếp.
Mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút để học tiếng anh, việc dành ra 30 phút để học tiếng anh sẽ hiệu quả hơn so với việc một hôm cứ nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào trong đầu của bạn, làm cho bộ não của bạn không thể tiêu hóa hết số kiến thức đó, và rồi một vài ngày sau lại không đụng đến nó thì quên sạch chúng.
Việc nhồi nhét quá mức sẽ dễ làm bạn chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc. “Kiến tha lâu sẽ đầy tổ”, mỗi ngày học một ít, qua một thời gian bạn sẽ thấy ngỡ ngàng vì sự tiến bộ của bản thân. Không cần phải ngồi hàng giờ mà chia nhỏ thời gian ra, có thể buổi sáng học một chút, buổi trưa một chút, buổi chiều và buổi tối. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian ngồi trên xe bus, chờ giờ vào học để luyện nghe tiếng Anh.
Bạn nên tự chia thời gian cho mình, bao nhiêu thời gian tập nói, học từ vựng, thời gian nào dành cho những phương pháp học tiếng anh mà mình nên áp dụng,…Bạn cứ thử đi và chắc rằng đây sẽ là phương pháp giúp bạn cải thiện tiếng Anh của mình một cách tốt nhất.
Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn học tiếng Anh chuyên nghiệp hơn.
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học ngoại ngữ là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không nghe tiếp.
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.
Tuy nhiên, những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy cô ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chí không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.
Vấn đề ở đây là: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!
Muốn học tốt tiếng Anh, theo các bạn môn học nào có liên quan mật thiết nhất?
Mình nghĩ là tiếng Việt đấy! Các bạn đừng ngạc nhiên, vì việc giỏi tiếng Việt sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc học tiếng Anh. Này nhé, nếu các bạn không giỏi tiếng Việt, có thể các bạn sẽ ngồi cắn bút suốt mà không biết từ dùng trong ngữ cảnh này thì phải gọi là gì mới thích hợp. Nếu không học tốt môn Tiếng Việt, các bạn sẽ rất khó khăn khi nắm các khái niệm như danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, bổ nghĩa… mà mình bắt gặp trong ngữ pháp tiếng Anh. Cũng nhờ chịu khó rèn luyện môn Tiếng Việt mà khi mình dịch truyện, mình đã nhận được lời khen của rất nhiều người. Ví dụ nhé, khi câu đầu tiên của cuốn Sun up, sun down (“Mặt trời mọc, mặt trời lặn”), nếu tớ dịch là: “Ánh nắng chiếu xuống sân” thì chỉ mới là dịch đúng, nhưng nhờ vận dụng thành thạo các từ tiếng Việt, mình dịch là: “Ánh nắng lung linh nhảy múa trên sân”, thế là hay lên rất nhiều rồi phải không?
Mọi người cũng thường hay hỏi mình, chắc bạn phải dành nhiều thời gian cho việc học bài ở nhà lắm. Sự thực thì không phải thế. Mình cũng có nhiều sở thích về… chơi lắm nên mình cũng dành khá nhiều thời gian cho việc chơi. Hầu như không tối nào mình học qua 9 giờ, cứ đến chương trình Chúc bé ngủ ngon là tớ thu dọn sách vở và lên xem ti vi cùng bố mình. Bố mình nói, cả ngày bố mình đã đi làm vất vả nên buổi tối, bố muốn được chơi với tớ để quên đi mệt nhọc. Thành thử, từ lúc đi học về buổi chiều, mình cố gắng sắp xếp thời gian thật hợp lí. Muốn học nhanh và có hiệu quả, quan trọng nhất phải thật tập trung khi học. Mình cũng thấy là có khi chỉ cần 30 phút học mà tập trung còn hơn rất nhiều tiếng ngồi trước bàn học mà đầu óc để tận đâu đâu. Thú thực, cũng có dạo, tớ cứ ngồi vào học là lại kiếm cớ để đứng dậy, khi thì đi uống nước, khi thì đi lấy thước, khi thì đi… tè. Mỗi lần đứng dậy như vậy, khi quay vào bàn lại phải mất thời gian để nhớ lại từ đầu. Về sau, mình học tập tác phong làm việc của bố mình, khi đã ngồi vào bàn, mọi thứ đều phải chuẩn bị sẵn sàng, không đứng lên ngồi xuống, không nói chuyện… Thế là học hiệu quả hơn hẳn. Và tất nhiên sau mỗi giờ học hay những lần nghỉ giữa giờ, mình lại cùng chơi trò chơi với bố mẹ .
Mình từng biết: khi mình nói tiếng Anh thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả.
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập NGHE, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.
Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.
Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.
Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.
Một câu nói mà bố thường hay nói với mình và mình rất thích, đó là: “Đừng buông tay, hãy nắm lấy cơ hội!”.
Có một câu nói mà bố thường hay nói với mình và mình rất thích, đó là: “Đừng buông tay, hãy nắm lấy cơ hội!”. Cơ hội không phải là một điều gì to tát, có khi đó là những điều rất nhỏ thôi, như cơ hội được đi xem phim này, cơ hội được đọc một quyển sách hay này. Mình áp dụng câu nói trong việc học tiếng Anh. Khi vào mạng Internet, điều đầu tiên là mình nghĩ xem mình sẽ có cơ hội học được gì trong lần “lướt net” này. Cứ thế, mỗi ngày vốn kiến thức một dày lên. Mình cũng không bỏ lỡ những cơ hội thi thố qua các thông tin đăng trên mạng.
Khi đã học và có thể đọc hiểu tương đối tốt môn Tiếng Anh, mình cảm thấy cuộc sống xung quanh mình thật bao la mà cũng thật gần gũi. Giờ đây, bên cạnh sở thích được bố mẹ dẫn đến cửa hàng đồ chơi, mình lại có thêm sở thích là đến cửa hàng sách ngoại văn. Mình nói thật nhé, Mình có thể ở trong cửa hàng cả ngày để đọc sách mà không chán. Không phải quyển nào mình cũng có thể mua ngay vì sách ngoại văn thường đắt, nên đã có lúc mình ước mơ, sau này lớn lên sẽ làm nghề bán sách, để có thể đọc sách thoải mái. Nói thế để các bạn thấy, nếu mình không học tốt một môn ngoại ngữ, có nghĩa là mình đã bỏ qua rất nhiều điều lý thú trong những cuốn sách. Học tốt tiếng Anh còn cho mình thêm tự tin trong giao tiếp nữa. Đi đâu cùng bố mẹ, nếu gặp một người nước ngoài, mình thường làm bố mẹ ngạc nhiên vì mình có thể tự nhiên và thoải mái trò chuyện với họ mà không e dè như mẹ tớ đâu. Mẹ tớ nói, ngày trước khi học, mẹ thường sợ sai khi nói, thành thử bây giờ không tạo ra được phản ứng giao tiếp. Nhiều khi mình hiểu rất rõ người ta nói gì mà không trả lời được dù mình không thiếu vốn từ. Phải tự tin lên các bạn nhé, đừng sợ!
Các bạn có xem chương trình Chuyện phiếm tối thứ Ba trên ti vi không. Khách mời của chương trình có nhiều các cô chú người nước ngoài nói tiếng Việt buồn cười nhỉ? Nhưng họ vẫn nói một cách hết sức nhiệt tình, nói kèm ngữ điệu, nói bằng tất cả sự cố gắng. Thành thử, người xem chỉ thấy họ dễ thương làm sao, họ gần gũi làm sao, chứ không ai trách vì họ dùng từ còn sai, phát âm còn nhầm phải không các bạn?
Thành công trong cuộc đời đến từ việc chấp nhận những thử thách hay cơ hội.
Một số người tin rằng, thành công trong cuộc đời đến từ việc chấp nhận những thử thách hay cơ hội. Những người khác thì lại tin rằng thành công đến từ việc chuẩn bị một cách kĩ càng. Theo suy nghĩ của bạn, thành công đến từ đâu? Hãy đưa ra những lý do và ví dụ cụ thể cho luận điểm của bạn.
Cuộc đời đầy rẫy những hiểm nguy và thử thách. Chúng ta phải đối mặt với chúng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, những thử thách đó vẫn phải được lường trước để tính toán một cách kĩ càng nhằm đạt hiệu quả cao. Khi chúng ta nhìn nhận trường hợp các nhà khoa học và những nhà thám hiểm trong quá khứ, ta có thể thấy rằng, thành công đến từ việc chấp nhận thử thách và chuẩn bị kĩ càng. Học tập những bậc tiền nhân, ta phải có kế hoạch cẩn thận, chớp lấy mọi cơ hội và tự kiểm tra lại kế hoạch mỗi khi cần thiết.
Rất khó thành công nếu chúng ta không chuẩn bị một kế hoạch cẩn thận. Nắm bắt những thử thách là một phần trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong hành trình cuộc sống vì chúng ta không phải là những nhà tiên tri, nhưng chúng ta vẫn có thể lường trước được chúng. Chẳng hạn như, khi lái một con thuyền ra đại dương, chúng ta phải lường trước được mọi tình huống như thuyền có thể va chạm với những tảng băng trôi, lũ lụt, bão tố hay vòi rồng. Nhờ vậy, trước chuyến đi, ta sẽ chuẩn bị tất cả những đồ dùng bảo hộ cần thiết cho tất cả các tình huống có thể xảy ra. Các thiên tài, vĩ nhân của thế giới cũng đã phải suy tính và hoạch định kế hoạch kĩ càng trước khi thực hiện một việc gì đó. Trong cuộc tìm kiếm chặng đường mới để đến Ấn Độ, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã vẽ bản đồ, hoạch định lộ trình một cách chính xác và nhờ đến sự trợ giúp của nhiều người khác. Marie Curie, nhà hóa học thiên tài nhận được hai giải Nobel, đã phải dành nhiều thì giờ ở trong phòng thí nghiệm và ghi lại tất cả những gì cần thiết cho các thí nghiệm của mình. Không một ai trong số họ sẽ có thể đạt được những thành công như vậy nếu không có những tính toán và kế hoạch chính xác kĩ lưỡng trước khi làm việc.
Kể cả khi có một kế hoạch tỉ mỉ, nhiều lúc, những thay đổi bất trắc vẫn có thể diễn ra. Chẳng hạn, bạn đang ở Châu Phi. Bạn muốn chèo thuyền đến cảng Elizabeth. Tuy nhiên, bạn rẽ nhầm và cập bến ở Cape Town. Lúc đó bạn phải trở nên linh hoạt vì ít ra, bạn cũng an ủi rằng mình đã biết được một địa danh mới, Cape Town. Nhiều nhà khoa học và nhà thám hiểm cũng gặp những vấn đề như vậy. Columbus tìm kiếm Ấn Độ nhưng lại tìm thấy Caribbean. Lewis và Clark tìm một lối đi về phía Tây bằng đường sông, nhưng họ lại tìm hiểu được nhiều hơn thế. Đó là do, họ biết cách trở nên linh hoạt. Columbus không mang được gia vị từ Đông Ấn về nhưng ông lại mang được vàng từ Hoa Kì. Khi mọi thứ trái với kế hoạch, bạn phải sẵn sàng để thay đổi hướng đi. Việc tận dụng tốt cả những sai lầm của chính mình là một việc làm cần thiết để kế hoạch của bạn trở nên khả thi.
Bạn sẽ không thể thành công nếu không nắm bắt những cơ hội, nhưng trước khi bắt đầu, hãy nhớ phải lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và sẵn sàng để thay đổi kế hoạch của bạn khi cần thiết.
Bình luận