Phương Pháp Rèn Luyện Kỹ Năng Tiếng Anh Cho Trẻ Bằng Cách Nghe Truyện Tiếng Anh
thanhtinh
10/09/2019
4,279 lượt xem
Nghe truyện tiếng Anh là phương pháp luyện nghe khá phổ biến, được “truyền tai nhau” trong cộng đồng học tiếng Anh. Nghe để rèn ngữ âm, nghe để “chép” lại nội dung, nghe hiểu sâu để trả lời câu hỏi, đâu sẽ là phương pháp hiệu quả dành cho bạn? Hãy cùng KhoSachVN khám phá trong trong bài viết hôm nay.
Tóm tắt nội dung bài viết hide
1. Chọn nội dung truyện tiếng Anh để nghe phù hợp với độ tuổi?
2. Nghe truyện tiếng Anh một cách chủ động
3. Đừng chỉ dừng lại ở kỹ năng nghe tiếng Anh mà phải linh hoạt trong bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết
4. Nghe tiếng Anh mỗi ngày, thường xuyên và liên tục
1. Chọn nội dung truyện tiếng Anh để nghe phù hợp với độ tuổi?
Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm, tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản, chưa tập bò đừng vội tập chạy.
Với một đứa trẻ bản xứ nói tiếng Anh 4 tuổi, không ai cho tập nghe chương trình giờ cao điểm, hoặc đọc Harry Potter cho nghe, mà thay vì đó chọn những nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ.
Khi nghe một nội dung lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.
Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất tập trung, cũng chán học luôn. Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.
Để có thể chọn cho mình nội dung nghe phù hợp, cần thiết phải biết trình độ hiện tại của mình đang ở đâu. Chuẩn đánh giá tiếng Anh phổ biến và thông dụng nhất là theo Khung tham chiếu chung của Châu Âu (CEFR). Theo khung này, trình độ tiếng Anh chia làm 6 bậc từ thấp đến cao gồm: A1, A2, B1, B2, C1, C2.
Trong tiếng Anh, các bài kiểm tra như TOEIC, TOEFL, IELTS được nghiên cứu và phát triển rất kỹ để đánh giá 1 cách chính xác nhất năng lực tiếng Anh của ứng viên và điểm thi TOEIC, TOEFL, IELTS cũng được chuyển đổi khá rõ ràng qua Khung tham chiếu chung của Châu Âu. Đề thi thử của các bài kiểm tra này đầy trên mạng, bạn có thể làm thử và tự chấm điểm, và đối chiếu với bảng sau để biết được trình độ nghe hiện tại của mình nhé.
Khi đã biết trình độ của mình ở đâu rồi, thì sẽ dễ dàng cho bạn tìm được các nội dung nghe phù hợp với trình độ của bản thân. Bạn có thể google để tìm kiếm các bài nghe theo trình độ của CEFR với từ khoá “English listening material for CEFR level” hoặc đơn giản là “[basic/advanced] listening material”.
>> Tham gia miễn phí cùng VMONKEY - Chương trình học tiếng anh cho trẻ mới bắt đầu 0 - 10 tuổi TẠI ĐÂY
2. Nghe truyện tiếng Anh một cách chủ động
“Chủ động” ở đây được hiểu là nghe, hiểu và làm bài tập. Chỉ khi chúng ta chủ động nghe, cố gắng hiểu, tập trung vào câu chuyện, và kiểm tra khả năng bằng bài tập thì kỹ năng mới được cải thiện và tiến bộ từng ngày.
Trong trường hợp, bạn không tìm được audio dành cho việc luyện nghe, bạn có thể tự “thiết kế” bài tập dành cho mình. Đó có thể là tóm tắt câu truyện, nghe – chép lại toàn bộ câu chuyện, trả lời một số câu hỏi cơ bản,…
Với mỗi câu chuyện, bạn nên nghe đi nghe lại nhiều lần, đến khi nắm được toàn bộ nội dung, và nghe trọn vẹn các câu trong bài. Chính vì vậy, một câu chuyện thú vị, và độ dài phù hợp rất quan trọng.
Ưu điểm của phương pháp nghe truyện tiếng Anh nằm ở nội dung, ngữ điệu của audio. Nội dung của câu chuyện thường được diễn đạt qua các câu rành mạch, các từ hoặc cụm từ dễ hiểu, thường gặp, hoặc nâng cao hơn là các cụm động từ.
Giọng đọc trong các audio này cũng khá rõ ràng, có ngữ điệu, và không bị pha tạp âm, hay phương ngữ. Đặc điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin hơn, so với luyện nghe bằng các đoạn hội thoại – thường xuyên xuất hiện các thành ngữ, hay cách nói nối âm, nuốt âm.
Tiến tới các trình độ cao hơn, bạn có thể làm phong phú hơn nội dung bài nghe bằng cách thêm các câu truyện có nhiều giọng đọc, có các đoạn hội thoại ngắn đan xen.
Nhược điểm dễ dàng nhận thấy của phương pháp là nguồn tài liệu chưa đa dạng, nhiều câu chuyện hay lại chưa có audio chuẩn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục điểm yếu này bằng các ứng dụng trên điện thoại, vừa có thể luyện nghe mọi lúc mọi nơi, vừa có thể tiếp cận với kho audio đa dạng.
3. Đừng chỉ dừng lại ở kỹ năng nghe tiếng Anh mà phải linh hoạt trong bốn kỹ năng nghe-nói-đọc-viết
Bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết luôn bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, khi bạn luyện nghe, cũng là lúc bạn học cách phát âm, nghe nắm bắt nội dung và hiểu để câu trả lời sẽ giúp phát triển kỹ năng đọc, và viết. Không những rèn luyện kỹ năng, nghe truyện tiếng Anh còn giúp bạn mở rộng thêm vốn từ vựng, từ các từ đơn, đến các cụm từ đặt trong từng ngữ cảnh. Ngoài ra, học hỏi cách diễn đạt câu trong các câu truyện sẽ mang đến cho bạn sự linh hoạt, đa dạng khi viết các bài luận.
Nghe truyện bằng tiếng Anh là để học, nhưng bạn cũng đừng quên thư giãn, hay mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa các nước trên thế giới qua những câu chuyện đó. Việc học chỉ thực sự có hiệu quả khi bạn thích thú, tập trung và đặt tâm huyết vào nó.
Nghe truyện tiếng Anh là một trong những phương pháp học tiếng Anh hay, nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng “đúng”. Để đạt được hiệu quả cao trong phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng Anh, bạn cần có sự trợ giúp, tư vấn về kiến thức, và lộ trình học bài bản. Hãy đến với Khosachvn ngay hôm nay, để trải nghiệm một môi trường học năng động, toàn diện, với giáo trình chuẩn quốc tế, cùng đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm và nhiệt huyết, sẵn sàng cùng bạn chinh phục những giấc mơ.
>> Tham gia miễn phí cùng VMONKEY - Chương trình học tiếng anh cho trẻ mới bắt đầu 0 - 10 tuổi TẠI ĐÂY
4. Nghe tiếng Anh mỗi ngày, thường xuyên và liên tục
Nghe hằng ngày, liên tục và thường xuyên là lời nhắc nhở của tôi trong mọi bài viết. Tiếng Anh cần một sự tích luỹ lâu dài và đều đặn trước khi có thể thấy một kết quả rõ ràng.
Không có đường tắt ở đây, chỉ có nỗ lực, kiên trì và quyết tâm. Tất cả những bí quyết tôi giới thiệu ở trên, tất cả những kỹ thuật được những người học tốt tiếng Anh áp dụng và đúc kết đều là vô dụng với bạn nếu bạn không luyện tập nghe tiếng Anh hằng ngày.
Cố gắng biến việc nghe tiếng Anh của mình thành một thói quen không thể thiếu được như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa mỗi ngày. Thời gian nghe mỗi ngày có thể nhiều, hoặc ít nhưng nhất thiết phải nghe, nếu bỏ một ngày, sẽ bỏ được 2 ngày, sẽ bỏ được 1 tuần và rồi bỏ luôn.
Nếu bạn nghĩ bạn đã 20 tuổi, 30 tuổi, quá khó để học tiếng Anh? Think again! Hãy nhìn tấm gương từ Cụ già đến từ Mexico vẫn cố gắng học tiếng Anh và đã đả thành thành công ở tuổi 85.
Để biến việc nghe tiếng Anh trở thành một thói quen hằng ngày, trước tiên bạn cần phải cố gắng rèn bản thân mình vào khuôn phép đồng thời tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất cho bản thân có thể nghe tiếng Anh. Đặt lịch, ghi ra giấy, thiết lập thời gian nghe tiếng Anh mỗi ngày cho chính mình, liên tục trong các ngày.
Đặt trang nhà của trình duyệt là những trang mà bạn có thể nghe tiếng Anh ngay lập tức như youtube, CNN video, BBC video. Đăng kí nhận tin bằng điện thoại của bạn từ những podcast mà tôi đã giới thiệu ở bí quyết 1. Nghe bất kể ở nơi nào, bất cứ khi nào rảnh rỗi, biến việc nghe tiếng Anh trở thành 1 việc hằng ngày không thể thiếu, đó là bí quyết chung của những người học tốt Tiếng Anh!
Bình luận