Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh tại nhà để bạn có thêm động lực
thanhtinh
26/07/2019
2,847 lượt xem
Xin chào bạn, tôi là Nguyễn Thị Hà Bắc. Năm nay tôi 23 tuổi, tôi là cựu sinh viên đại học Ngoại thương (2011-2015), khoa Tiếng Anh thương mại (K50). Công việc chính hiện tại của tôi là thông dịch cho các khoá học của các diễn giả nước ngoài. Tôi đã làm thông dịch viên được 3 năm và giảng dạy tiếng Anh được 1,5 năm. Tiếng Anh luôn là niềm cảm hứng say mê bất tận trong tôi.
Tôi cũng đã từng như các bạn, cũng đã từng “một thời” vật lộn với tiếng Anh và khổ sở vì nó. Cho đến tận khi bước chân vào giảng đường Đại học năm nhất, tôi mới phát hiện ra là từ trước giờ “vốn liếng tiếng Anh” của mình không thể sử dụng được, do học theo các phương pháp không hiệu quả từ trước tới giờ.
Trong quá trình tác nghiệp, rất nhiều anh/chị đã hỏi tôi làm như thế nào để học tiếng Anh được hiệu quả, tôi cũng đã chia sẻ với khá nhiều người con đường tự học hiệu quả, và rồi càng ngày càng có nhiều người hỏi. Các lớp học được mở ra trong năm 2015 không đủ đáp ứng vì tôi chỉ có một mình nhưng số người muốn học thì lại quá nhiều. Chính vì thế, tôi đã chọn cách viết cuốn sách này để phần nào có thể giúp được các bạn đi đúng hướng hơn trong việc học. Những điều trong cuốn sách này là tổng hợp của những năm tháng tự mày mò tìm các cách học hiệu quả từ những người thầy về ngôn ngữ, cũng như trải nghiệm học cá nhân tự đúc rút và những kiến thức bổ sung từ các lớp học tôi có tham gia thông dịch.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô khoa tiếng Anh Thương mại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Giáo sư, thầy Lê Khánh Bằng đã giúp tôi được học về phương pháp Tự học Ngoại ngữ hiệu quả bằng phương pháp thiền.
Tôi xin cảm ơn tiến sỹ AJ Hoge, Steve Kaufman, và nhiều nhà ngôn học khác vì đã đóng góp những nghiên cứu quan trọng về việc học ngoại ngữ hiệu quả.
Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn, chính các bạn là nguồn động lực cho tôi để tôi hoàn thành cuốn sách đầu tiên này.
Nguyên tắc quan trọng: Thái độ học quan trọng hơn tất cả
Thật là không ngoan khi phóng đại tầm quan trọng của yếu tố “thái độ” của người học. Thực chất đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của việc học ngoại ngữ. Bạn có yêu thích thứ tiếng mình đang học không? Bạn có nghĩ rằng mình có thể thành công hay không? Bạn có đang thấy chính mình là người nói tiếng Anh trôi chảy không? Bạn có phải là một người học độc lập không? Đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành công của việc học ngôn ngữ.
Nếu như tất cả câu trả lời của bạn là có thì thật may mắn tôi tin chắc rằng bạn sẽ sử dụng được tiếng Anh thành thạo và chuyên nghiệp trong thời gian tới.
Hãy nhớ rằng thái độ học ngoại ngữ mới là điều quan trọng nhất. Khi bạn có một thái độ học đúng đắn như sự tập trung, sự yêu thích, sự vui vẻ, sự độc lập thì bạn đã thành công phần lớn rồi.
Nguyên tắc quan trọng: Học ngôn ngữ không liên quan đến tài năng bẩm sinh
Có những người học nhanh hơn người khác. Có một số người phát âm tốt hơn. Tại sao lại như vậy? Tôi càng ngày càng được thuyết phục rằng vấn đề nằm ở thái độ của người học chứ không phải tài năng. Gần như tất cả những người học ngoại ngữ tốt đều có điểm chung. Họ không sợ hãi, họ có thể buông bỏ những thứ không cần thiết (sự xấu hổ, cấu trúc câu khác so với tiếng mẹ đẻ…) Họ không đặt nhiều câu hỏi rằng tại sao tiếng Anh lại được diễn đạt như thế này mà không phải thế khác, tại sao tính từ lại đứng trước danh từ, hay những câu hỏi đại loại như vậy.
Tôi không chắc rằng thái độ này thì có dạy được cho người khác hay không. Nhưng tôi tin rằng một người thầy giỏi có thể truyền cảm hứng để học trò có được thái độ như thế này. Khi công tắc chính đã được bật thì mọi thứ về sau sẽ thật dễ dàng (thái độ khai thông thì học gì cũng vào). Đương nhiên việc học theo các phương pháp học hiệu quả cũng vẫn quan trọng. Tôi sẽ trình bày về phương pháp học ở những phần tiếp theo.
Trên thế giới có khoảng 1.000.000.000 người sử dụng được tiếng anh thành thạo. Vậy tất cả họ đều có tài năng bẩm sinh sao. Tất nhiên là không rồi.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc học ngôn ngữ hoàn toàn không liên quan đến tài năng bẩm sinh. Tất cả là do sự luyện tập mà thành công.
Nguyên tắc quan trọng: Càng tự do càng tốt.
Stephen Krashen là người đã có ảnh hướng lớn đến cách tôi tiếp cận cũng như học ngoại ngữ, đã từng nói rằng mục tiêu chính của người dạy ngoại ngữ là tạo điều kiện để học trò có thể trở thành người học độc lập. Người học càng độc lập bao nhiêu, kết quả nhận được càng xứng đáng bấy nhiêu và chính họ sẽ nhận ra rằng sự độc lập chính là chìa khoá để học ngoại ngữ thành công.
Tự do ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Người học phải nỗ lực để trở nên càng độc lập càng tốt, để không bị phụ thuộc vào những lời giải thích của giáo viên, độc lập khỏi những bài khoá trong sách giáo khoa, độc lập khỏi lớp học ngoại ngữ. Đương nhiên thì giáo viên là người có vai trò dẫn dắt, giải đáp thắc mắc, khuyến khích động viên chúng ta và thi thoảng giải thích thêm về thứ tiếng chúng ta đang học. Nhưng vai trò đó càng bé nhỏ bao nhiêu càng tốt, người học phải là trọng tâm!
The learner needs to be free of prejudice. I remember when I started learning Chinese, I had another Canadian learning with me. When he discovered that in Chinese the structure for saying
Người học nên tự do chọn lựa mình muốn học tài liệu nào, chọn từ hay cụm từ nào để học, hay tự chọn hoạt động học mà phù hợp với tâm trạng của mình và đa dạng hoá các hình thức học theo ý muốn của mình.
Phương pháp học hay kĩ thuật học nào mà đem đến cho người học sự tự do tối đa thì chính là cách học hiệu quả nhất. Cách học này chính là NGHE và ĐỌC. Một cuốn sách hay máy phát mp3 player tuy nhỏ nhắn xinh xắn nhưng lại là những công cụ học ngoại ngữ cực kì hiệu quả và đầy sức mạnh. Chúng ta có thể đem chúng đi bất cứ đâu và sử dụng chúng bất cứ khi nào ta muốn. Như vậy chúng ta sẽ không bị phụ thuộc vào việc tìm người bản xứ để trò chuyện cùng họ. Thậm chí là có rất nhiều người bản xứ ở xung quanh, nhưng không chắc rằng họ có hứng thú nói chuyện với chúng ta hay không vì nhiều khi chúng ta cảm thấy bí chủ đề khi nói chuyện với họ hoặc họ không thích thứ mà ta thích. Như vậy việc học sẽ rất bị phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Nếu trò chuyện với người bản xứ và việc đó bạn cảm thấy yêu thích và tận hưởng nó thì cũng được thôi không sao cả nhưng điều này là không cần thiết bởi vì không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng trò chuyện với chúng ta. Còn sách và mp3 thì lúc nào chúng ta cũng có thể chủ động dùng bất cứ lúc nào. Chúng ta có thể chọn đọc cái gì, nghe cái gì, khi nào nghe, khi nào đọc, tất cả đều rất chủ động, thậm chí nghe lại, đọc lại nhiều lần. Sự tiếp xúc và đắm mình trong nhiều cụm từ, âm thanh của ngôn ngữ đang được đọc và lúc nào cũng bên mình như vậy, nó khiến việc học của chúng ta trở nên tự do!
Nguyên tắc quan trọng: Đảm bảo quá trình học cần vui vẻ
Tôi thường chứng kiến những người cảm thấy “phải” học ngoại ngữ để xin việc dễ hơn, hay thi một cái chứng chỉ để ra trường. Những người này phải vật lộn rất khổ sở. Họ học nhưng bế tắc, căng thẳng, giống như đâm đầu vào tường vậy! Họ không thể đạt được sự trôi chảy và thoải mái khi nói hay kết quả mà họ mong muốn, họ học theo “thị hiếu”, họ theo đuổi những mục tiêu không cần thiết, họ không biết mình thích học cái gì.
Những người tận hưởng quá trình học ngoại ngữ thì kết quả thường tốt hơn. Họ thâm chí không cần môi trường tiếng Anh để có thể giỏi. Đây là những người tận hưởng việc học nghe và học đọc một mình, tận hưởng việc khám phá ngôn ngữ, lịch sử cũng như văn hoá và vẻ đẹp của thứ tiếng họ dang học. Những người này thường đạt kết quả tốt không thành vấn đề họ học tiếng Anh ở đâu, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Nguyên tắc quan trọng: Luôn luôn có thời gian để học tiếng Anh
Mỗi người học phải chủ động sắp xếp thời gian để dành cho việc học tiếng Anh. Bạn tập trung nhiều thời gian vào việc gì thì việc đó đơm hoa kết trái, đó là quy luật của tự nhiên. Bạn không thể trồng cây đào nhưng mong nó ra quả táo hay quả cam được. Nhưng thực tế nhiều người vẫn đang làm vậy, họ dành nhiều thời gian cho facebook, bạn bè, đi chơi, họ lấy lí do “bận công việc”, …. Tất cả chỉ là sự biện minh cho một mong muốn không rõ ràng của bạn. Hãy nhớ, để sử dụng được tiếng Anh thông dụng bạn cần học ít nhất 1 năm, và tiếng anh chuyên ngành phục vụ cho công việc thì bạn cần thêm từ 1 – 2 năm nữa tuỳ từng ngành. Mỗi ngày con số ước lượng trung bình để bạn đạt được mục tiêu như trên là bạn sẽ phải dành 2h học. (Hoặc học xen kẽ mỗi ngày một ít, 1 tuần hoặc 1 tháng học cao độ trong nhiều tiếng. Đây là chiến lược học mà tôi có đề cập ở phần chiến lược học tăng tốc. Nói cách khác, tiếng Anh trong một khoảng thời gian nào đó phải là mục tiêu ưu tiên trong tất cả mọi việc bạn làm, có như vậy thì kết quả đạt được mới tương xứng với mong muốn của bạn.
Nguyên tắc quan trọng: Chấp nhận sự không chắc chắn
Để trở thành người học ngoại ngữ hiệu quả bạn phải biết chấp nhận sự “không chắc chắn”. Bạn phải chấp nhận sự thật rằng sẽ luôn luôn có vài từ bạn không hiểu hết, và có thể có những từ bạn phát âm sai hay một vài chỗ ngữ pháp khó hiểu. Sẽ có lúc bạn không diễn đạt được hết ý mình, hoặc không diễn đạt được rõ ràng và tinh tế theo cách mà bạn muốn.
Một khi bạn chấp nhận những điều này là một phần của quá trình học ngoại ngữ thì bạn sẽ đi được hết con đường của mình. Nếu bạn tận hưởng được hành trình và trải nghiệm học, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những thử thách này và dần thấy chúng chỉ là những hạt cát nhỏ và không đáng bận tâm, thì khi đó bạn sẽ rất thích việc học. Khi bạn yêu thích việc học ngoại ngữ thì kết quả sẽ tiến bộ.
Sự tiến bộ của việc học ngoại ngữ diễn ra dần dần từng chút một và không đồng đều nên chúng ta rất dễ bị chán nản. Chính vì vậy việc tận hưởng quá trình học là một việc cực kì quan trọng, đặc biệt là người trưởng thành học ngoại ngữ. Bạn càng học được nhiều từ tài liệu bạn yêu thích bao nhiêu thì trải nghiệm học ngoại ngữ của bạn càng trở nên thích thú bấy nhiêu. Bạn càng không bị ép phải nói hay viết chính xác thì càng tốt.
Chính vì thế tôi luôn tâm niệm rằng đừng mong chờ sự hoàn hảo từ bản thân bạn, nhưng luôn luôn nỗ lực học hàng ngày để cải thiện. Học cách chấp nhận sự “không chắc chắn” chính là một trong những nét hấp dẫn của việc học ngôn ngữ.
Nguyên tắc quan trọng: Nói khi bạn cảm thấy muốn nói
Thời điểm nào là tốt nhất để học nói? Có vài người thì ủng hộ việc nói ngay ở giai đoạn mới bắt đầu. Tôi thì muốn cóp nhặt và hấp thụ ngôn ngữ cộng với làm quen với ngôn ngữ bằng việc nghe và đọc trước quá trình học nói diễn ra. Vậy ai mới là đúng? Câu trả lời với tôi luôn rõ ràng.
Đương nhiên thì bạn sẽ làm những gì bạn thích làm, không ai ngăn cấm gì được. Kim chỉ nam xuyên suốt cho cả quá trình học là cần VUI VẺ để học. Nếu vui bạn sẽ tiếp tục học hàng ngày và không nhàm chán. Tôi lúc nào cũng ủng hộ triết lý học theo “understandable and interesting input” (bạn cần nạp đủ ngôn ngữ đầu vào thú vị, phù hợp với trình độ - có thể hiểu được).
Nguyên tắc quan trọng: Tiếp nhận ngôn ngữ gián tiếp
Kỹ năng về ngôn ngữ không giống như những kĩ năng khác trong cuộc sống bởi ngôn ngữ được tiếp nhận phần lớn một cách thụ động (học gián tiếp). Hàng ngày chúng ta nghe ngôn ngữ, đọc sách báo, v.v… chính sự tiếp xúc này đã đem lại khả năng sử dụng ngôn ngữ. Chúng ta tiếp nhận ngôn ngữ qua hoạt động đọc và nghe nhiều hơn là nói. Điều này thậm chí đúng với cả tiếng mẹ đẻ của chúng ta, hay đúng với bất cứ thứ tiếng nào.
Trừ khi là chúng ta bị khuyết tật về cơ miệng còn đâu tất cả mọi người đều tự học nói ngôn ngữ của mình. Một vài em nhỏ nói sớm hơn các em khác nhưng rồi cuối cùng gần như tất cả các em đều nói được ngôn ngữ mẹ đẻ. Chúng ta nói mà không cần phải làm bài tập hay ai giải thích gì về ngôn ngữ cho chúng ta, và cũng không cần ai phải sửa lỗi! Chúng ta cũng không cần phải có sách giáo khoa để học nói. Chúng ta cứ bắt chước những gì ta nghe thấy, để ý các cấu trúc câu, cách diễn đạt, từ được sử dụng và sau đó ta sẽ nói khi ta cảm thấy muốn nói, tất cả chúng ta đều đã làm như vậy. Mức độ sử dụng ngôn ngữ của ta tốt đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tiếp xúc của ta với ngôn ngữ nhiều hay ít, chứ không phải là khi ta bắt đầu học nói.
Điều tương tự đúng với việc học ngôn ngữ thứ hai, cụ thể ở đây là tiếng Anh. Hầu hết thời gian chúng ta cần nghe và đọc tiếng Anh. Chúng ta không cần ai dạy chúng ta nói tiếng Anh cả (không ai dạy ta tiếng mẹ đẻ ta vẫn tự học để nói được). Đây là điều mà ta làm rất tự nhiên. Khi chúng ta có sự lặp lại và để ý về cấu trúc câu, từ vựng, phát âm, dần dần trước lạ sau quen, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ sẽ trở nên tự nhiên từ từ, không phải vì ai đó cố nhồi vào đầu chúng ta tất cả những thứ đó, mà bởi vì ta gặp chúng trong nhiều bối cảnh thú vị khác nhau.
Đôi lúc chúng ta quá căng thẳng với việc học ngoại ngữ mà không biết cách thả lỏng, thư giãn. Chúng ta coi việc học quá nghiêm túc.
I follow my inclinations. Sometimes I am more motivated to review new words and phrases, sometimes I am more motivated to listen and read. I never know when I will learn a word or language pattern. My brain seems to just learn them on its own schedule, not on a schedule set out by a teacher or a text book.
Tôi cứ làm theo những gì tôi cảm thấy muốn làm. Đôi lúc tôi thấy rằng mình muốn xem lại các từ mới và các cụm từ, ví dụ câu đã được học. Có lúc tôi lại chỉ muốn nghe và đọc. Tôi không biết chính xác khi nào tôi “đã học” được một từ mới hay một cấu trúc mới, vấn đề là ở chỗ bộ não của con người thật diệu kì, nó tự tiếp nhận tất cả những thứ đó vào lúc nó muốn, chứ không theo lịch của giáo viên hay của một cuốn sách giáo trình nào cả.
Learning a language does require effort. But it is the effort of the learner pushing on a slightly open door, pursuing things of interest. It is the pleasant effort of passive learning.
Học ngoại ngữ cần nhiều nỗ lực. Những đó là nỗ lực theo đuổi học những thứ mình thích, đó là niềm vui sướng của việc tiếp nhận ngôn ngữ một cách gián tiếp hơn là ép mình vào các hoạt động bài tập không hiệu quả bạn vẫn hay làm!
Bình luận