Đúc kết 13 bí quyết VÀNG từ sách Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 - Trở thành tỷ phú trẻ tuổi trong thế kỷ 21

Đúc kết 13 bí quyết VÀNG từ sách Thịnh Vượng Tài Chính Tuổi 30 - Trở thành tỷ phú trẻ tuổi trong thế kỷ 21

5,968 lượt xem

Thịnh vượng tài chính tuổi 30 ” là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và kỹ năng quản lý tài chính từ bước đi của một nhà hoạch định tài chính nổi danh của ngân hàng SC First Hàn Quốc. Cuốn sách chú trọng đến những bước chuẩn bị về tài chính, và sự chuẩn bị đó được áp dụng vào đời sống thực tế như thế nào. Có thể nói cuốn sách này là bản thực hành của con người trước những việc cần chuẩn bị cho cuộc sống sau này, những hiện thực khốc liệt, tính cấp bách, tính tất yếu và mức độ cẩn trọng của công việc chuẩn bị cho những tháng năm về hưu.

Nếu được đọc cuốn sách này sớm, con đường đến thành công của bạn sẽ bằng phẳng hơn.

Đây không phải là cuốn sách dạy làm giàu hay liệt kê cách quản lý tài chính đơn thuần. Thông qua việc mô tả kinh nghiệm của năm nhân vật đang làm những công việc bình thường, cuốn sách sẽ lần lượt giảng giải về những vấn đề mà bạn gặp phải trong từng giai đoạn cuộc đời và hướng dẫn bạn cách quản lý tài chính trong giai đoạn đó.

Các bạn thanh niên độ tuổi đôi mươi mới bước vào đời, các bạn độ tuổi ba mươi đang trong giai đoạn lập nghiệp, những người độ tuổi bốn mươi với vai trò người chủ gia đình, cùng những công chức độ tuổi năm mươi chuẩn bị về hưu. Được đúc kêt từ sách với 13 bí quyết VÀNG từ sách "Thịnh vượng tài chính tuổi 30". Xin được trân trọng giới thiệu đến các bạn về cuốn sách này:

1. Thay đổi quan niệm về tiền bạc

Trước hết, mọi người thường nghĩ rằng tiền họ làm ra họ có quyền tận hưởng nó, chi tiêu vào mọi thú vui mua sắm, đi du lịch… mà không biết lo xa cho tương lai. Bởi đa số đều nghĩ rằng họ mới chỉ ở độ tuổi 20, 30 hay 40, tức còn rất lâu nữa họ mới về hưu. Tuy vậy, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm này ngay càng sớm càng tốt bởi những cuộc đời có thể xảy ra các yếu tố bất ngờ sau đây:

– Mất việc làm: khủng hoảng kinh tế hay công ty kinh doanh không đạt kết quả mong đợi sẽ dẫn tới việc tái cơ cấu, cắt giảm nhân sự. Đột nhiên, một lý do như vậy xảy đến sẽ khiến ta mất công ăn việc làm, mất đi nguồn thu nhập vẫn nuôi sống ta và gia đình.

– Bệnh tật, tai nạn: ta khỏe mạnh, hoạt bát nhưng bỗng một ngày nào đó kết quả xét nghiệm cho thấy ta đang mắc một căn bệnh quái ác cần phải điều trị dài ngày. Không thể đi làm kiếm tiền mà còn phải tra tiền viện phí, thuốc men rất tốn kém.

Chỉ đơn giản 2 ví dụ trên đây thôi cũng sẽ làm chúng ta trắng tay khi bước vào giai đoạn tuổi già. Ở tuổi này chúng ta không còn nhiều cơ hội làm việc kiếm tiền, nên khi đó mà không có một khoản tiết kiệm đủ lớn thì ta sẽ có 1/3 cuộc đời còn lại sống trong nghèo khó, mang gánh nặng cho con cái.

Thay đổi quan niệm về tiền bạc-không để tièn bạc trở thành nô lệ

2. Không biến thành nô lệ của đồng tiền

Hãy thử rà soát lại xem bạn đang có bao nhiêu món nợ. Nợ vay mua nhà trả góp là bao nhiêu? Nợ vay trả góp mua ô tô là bao nhiêu? Nợ thẻ tín dụng là bao nhiêu?

Chúng ta có thói quen là thích ở nhà to, thích đi xe đẹp, thích mua sắm các sản phẩm đắt tiền để được người khác ngước nhìn. Nhưng nếu cứ cuối tháng nhận lương mà không còn dư được bao nhiêu thì chắc chắn là việc chi tiêu của chúng ta đang có vấn đề. Đầu óc có thể thảnh thơi không khi mà lúc nào cũng phải lo nghĩ đến việc trả nợ?

3. Mục tiêu hàng đầu là phải trả hết nợ

Các khoản vay trả góp trả dần hàng tháng, mỗi tháng một phần tưởng là ít, hay những khoản mua sắm thẻ tín dụng tưởng là nhỏ, nhưng nếu cộng hết lại thì hàng tháng tổng số tiền trả nợ là rất lớn, chiếm phần lớn thu nhập làm ra. Cộng thêm với chi phí lãi vay nữa thì coi như ta đang sống bằng vỏ bọc bên ngoài mang tên ta nhưng phần ruột bên trong vẫn thuộc về chủ nợ (ngân hàng).

Chiến lược đặt ra là cần đổi ngay nhà nhỏ hơn phù hợp với khả năng tài chính (bán đi căn nhà to được mua bằng trả góp để trả nợ ngân hàng, mua căn nhà nhỏ phù hợp với số tiền mình có hoặc đi thuê), xe hơi đắt tiền thường tốn nhiều xăng và tiền sửa chữa so với những xe hơi hạng bình dân hơn hoặc có thể sử dụng phương tiện công cộng để tiết kiệm. Quyết tâm không sử dụng thẻ tín dụng, chỉ mua những thứ cần thiết bằng tiền mặt. Làm theo chiến lược này chúng ta sẽ tiến tới thanh toán hết các khoản nợ, nhẹ đầu và có thể dư ra tiết kiệm cho mai sau.

4. Đưa ra dự toán để kiểm soát nghiêm ngặt chi tiêu

Cần thiết phải lập bảng dự toán chi tiêu cho gia đình trong tháng để cân đối giữa số tiền thu vào (thu nhập của vợ chồng) và tiền chi ra hàng tháng. Sau khi đã lập dự toán thì cứ thế mà làm, các khoản chi tiêu nào phát sinh mà thực sự cần thiết mới chi ra, ngược lại thì không để đảm bảo dự toán đúng với mong muốn ban đầu.

Đưa ra dự toán để kiểm soát nghiêm ngặt chi tiêu

5. Điều chỉnh cơ cấu tài sản của gia đình, đảm bảo cho thu nhập tăng lên

Đối với những người làm công ăn lương thì việc tăng thu nhập chỉ có thể bằng cách: làm thêm ngoài giờ hoặc đầu tư.

Sau khi đã quản lý được số nợ và dự toán chi tiêu hàng tháng rồi, chúng ta có một khoản để sử dụng cho việc tăng thu nhập cho gia đình. Khoản tiền đó có thể là mở thêm nhà hàng bán vào buổi tối hoặc đem đầu tư chứng khoán, đầu tư các quỹ… Tuy nhiên việc này cần phải tuân thủ nguyên tắc tiếp theo.

6. Quản lý tài chính cần có sự dẫn dắt theo mục tiêu

Rất nhiều người vì ham giàu nhanh mà nóng vội bỏ tiền vào thị trường chứng khoán hoặc bất động sản như một canh bạc. Thông thường thì những trường họp này phần thua nhiều hơn phần thắng. Do vậy, việc đầu tư phải có mục tiêu rõ ràng và tốt nhất là nên được sự tư vấn của các chuyên gia.

7. Nắm bắt những thay đổi của tài sản đầu tư

Cần phải xác định trước hết tài sản đầu tư ở đây là những tài sản có khả năng sinh ra lợi nhuận. Những khoản vay thì sẽ không được liệt kê vào sản phẩm đầu tư (ví dụ như nhà trả góp, ô tô trả góp…). Nhiều người sẽ cho rằng mua nhà trả góp giá nhà tăng lên sẽ sinh lợi, tuy nhiên giá trị căn nhà đa số là khoản đi vay chưa trả do đó thực chất căn nhà vẫn đang là sở hữu của ngân hàng, chỉ mang tên của ta mà thôi.

Theo dõi thường xuyên 6 tháng một lần danh sách tài sản đầu tư của mình bao gồm cả nhưng khoản đầu tư gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, đầu tư ủy thác… Nếu có dấu hiệu giảm giá trị hay tăng trưởng chậm thì cần phải có phương án khác. Ví dụ: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng đang có xu hướng giảm đều do đó khoản tiền gửi tiết kiệm sẽ có khả năng sinh lời thấp hơn sau khi trừ đi lạm phát. Trong khi đó, một số kênh đầu tư khác cho tỷ lệ sinh lời cao hơn.

8. Đầu tư có tầm nhìn xa

Thông thường ai cũng muốn giàu có thật nhanh nên chỉ nhìn vào đầu tư trong vòng 1-2 năm để tính toán lợi nhuận. Theo cách nhìn này thì chỉ có trúng xổ số thì mới mong đổi đời được. Thực ra, cùng một khoản tiền đó nhưng nếu đầu tư giá trị với thời gian 10, 20 hay 30 năm thì lợi nhuận có thể gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

Lời khuyên là nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi quyết định đầu tư, hoặc ủy thác cho các quỹ đầu tư uy tín.

9. Sử dụng nguyên tắc 70:30

Nguyên tắc này có ý nghĩa là: chúng ta dành 70% thu nhập để trả nợ, còn 30% để tiết kiệm, đầu tư. Nếu như có bao nhiêu tiền cũng đem trả hết nợ thì cuối mỗi tháng nhìn lại chúng ta chẳng còn gì cả. Thay vì vậy ta dành 30% tiết kiệm để phòng cho những công việc đột xuất xảy ra cần có tiền mặt, hoặc đem gửi tiết kiệm lãi kép hoặc đầu tư vào một sản phẩm an toàn để tăng thêm thu nhập.

Sử dụng nguyên tắc 70:30

>>> Xem thêm bài viết: Nguyên tắc 70/30 triết lý sử dụng đồng tiền của Jim Rohn

10. Không nên quá lạc quan về tương lai

Quay trở lại vấn đề ban đầu là việc hưởng thụ của chúng ta. Nếu đang có công việc trong mơ, thu nhập cao và ổn định, sức khỏe tốt thì chẳng ai mảy may lo xa cho tương lai làm gì. Chắc chắn khi đó bức tranh phía trước là cả một màu hồng rực rỡ. Tuy nhiên, cuộc đời đầy những biến cố bất ngờ không ai lường trước được. Tốt nhất là nên chuẩn bị ngay từ hôm nay thì dù biến cố có xảy ra cũng không làm cho cuộc sống chúng ta trở thành địa ngục.

11. Sản phẩm đầu tư an toàn không đồng nghĩa với một tương lai được đảm bảo

Đây là vấn đề với việc gửi tiết kiệm ngân hàng. Gửi tiết kiệm ngân hàng thì ít rủi ro nhưng lãi suất ngân hàng thì sẽ ngày càng giảm (kinh tế càng phát triển thì lãi suất ngân hàng càng giảm vì nhu cầu vốn ít đi), kể cả bài toán lãi kép (vốn + lời sinh ra vốn mới + lời mới). Nếu tính yếu tố lạm phát nữa thì khả năng sinh lời của tiền gửi tiết kiệm chẳng được bao nhiêu. Các chuyên gia tài chính đã đúc kết và khuyên rằng chúng ta nên dùng tiền để đầu tư vào các kênh khác có tỷ lệ sinh lời cao hơn như chứng khoán (ở những nước phát triển thì không ai khuyên đầu tư vào bất động sản cả vì giá nhà đất ổn định hoặc giảm do biến động dân số không nhiều).

12. Phải vứt bỏ sự mê muội trong đầu tư bất động sản và giáo dục con cái

Ai cũng mong muốn đầu tư cho con cái bằng bạn bằng bè, ngoài học chính quy còn học phụ đạo, học ngoại khóa… Quan niệm này thường rất nặng nề ở các nước Á Đông. Thậm chí ba mẹ sẵn sàng ăn đói nhịn khát chỉ để đầu tư cho con cái học hành. Biết đâu sau này con cái thành đạt nó sẽ lo lại cho ba mẹ.

Có một cách nhìn khác cần lưu tâm ở đây là thế hệ nào cũng vậy. Từ khi còn nhỏ thì sống nhờ ba mẹ đến khi được dựng vợ gả chồng, sau đó là ra ở riêng xây dựng gia đình, thành đạt thì quay trở lại phụng dưỡng ba mẹ. Tuy nhiên, cuộc sống càng lúc càng khó khăn, việc lo cho gia đình đã khó thì rất khó để phụng dưỡng được ba mẹ. Điển hình là ngày càng nhiều các ông bố bà mẹ về già phải sống leo đơn vì con cái không lo được. Do vậy, giải phải ở đây là ngay từ khi con cái còn đang đi học, có nên chăng vừa lo cho con cái học hành ở mức phù hợp và dành ra một khoản để dành cho khi về già khôn phải phụ thuộc vào con cái nữa.

13. Chuẩn bị tốt 3 tài sản lớn (tài sản đảm bảo, tài sản dưỡng già, tài sản đầu tư)

Có thể tóm tắt 3 tài sản này như sau:
– Tài sản đảm bảo: đó là những khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ để đề phòng những bệnh tật, tai nạn không mong muốn xảy ra.
– Tài sản dưỡng già: đó là khoản tiền dành dụm từ khi còn trẻ đủ để sống tuổi già ở mức tối thiểu, không phải phụ thuộc vào con cái hay trợ cấp chính phủ (nguồn trợ cấp này không chắn chắn nhận được vì ngày nào phương tiện truyền thông chả đưa tin rằng quỹ này quỹ kia bị thâm hụt, vỡ…).
– Tài sản đầu tư: đó là nhà để ta sinh sống, tiền để chuẩn bị đám cưới cho con cái,…

Việc lập dự toán và quản lý tài chính dành cho cá nhân, gia đình là rất quan trọng. Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, kể cả việc chuẩn bị tiền cho 1/3 cuộc đời tuổi già mà ai cũng nghĩ còn rất xa xôi.


==> Cuốn sách mang đến với những độc giả ở tầm tuổi 20, 30 sẽ đọc và tập trung vào vấn đề “tại sao phải chuẩn bị cho tuổi già ngay từ bây giờ” theo cách nhìn nhận của nhân vật chính. Nếu là độc giả ở tầm tuổi tứ tuần hoặc đầu ngũ tuần thì dù có hơi muộn một chút cũng hãy tập trung vào việc phải lựa chọn những phương pháp nào để bù đắp lại thời gian đã mất.

Cuốn sách này không thể cho bạn mọi đáp án cho mọi vấn đề. Nhưng các tác giả đã biên tập cuốn sách này để truyền đạt hiểu biết cho các độc giả, để các độc giả không bỏ bê tuổi già của mình, nâng cao ý thức về sự chuẩn bị cho tuổi già, và để chỉ ra phương hướng chuẩn bị cho tuổi già của các bạn.

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.