Nguyên tắc 70/30 triết lý sử dụng đồng tiền của Jim Rohn
thanhtinh
08/10/2019
6,987 lượt xem
Jim Rohn - một triết gia kinh tế đã giúp thay đổi hàng triệu người trên thế giới thành công hơn- chia sẻ một công thức rất đơn giản để tạo nên sự giàu có.
"Khi bạn có kế hoạch làm giàu, bạn sẽ thực sự có động lực mạnh mẽ đến nỗi ngay cả trong giấc ngủ bạn cũng mơ thấy mình giàu có hơn", Rohn chia sẻ.
Quy Tắc 70/30
Một chiếc máy smart phone cao cấp, 70% chức năng là dư thừa.
Một chiếc xe sedan hạng sang, 70% tốc độ là dư thừa.
Một căn biệt thự sang trọng, 70% diện tích là trống trải.
Một đội ngũ nhân viên phục vụ, 70% là kiếm cơm.
Một đại đội hoạt động xã hội, 70% là nhàn rỗi trống rỗng.
Một căn phòng đầy quần áo thời trang mỹ phẩm, 70% là không mấy khi dùng đến.
Một đời người, cho dù kiếm thêm nhiều tiền nữa, 70% là để lại cho người khác tiêu xài.
Sau khi thanh toán đầy đủ các loại thuế, bạn sẽ chia tiền làm 2 phần: 70% sẽ được chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu và xa xỉ phẩm; 30% còn laị sẽ được phân bổ đều như sau:
Từ thiện
Người giàu có rất chăm chỉ làm từ thiện. Họ thường dành ra 10% để đóng góp cho cộng đồng hoặc giúp đỡ người khác.
Hành động này cần phải rèn luyện từ rất sớm khi mà số tiền trong túi bạn còn khiêm tốn. “Rất dễ dàng để cho đi 1 xu từ 1 đô la. Nhưng quyết định có vẻ khó khăn hơn khi bạn rút 100.000 USD từ số tiền 1 triệu USD”.
Bạn có thể sẽ nói “Ồ, nếu tôi có 1 triệu USD thì từ thiện 100.000 USD chẳng có vấn đề gì cả”.
Chưa chắc đâu! 100.000 USD là lớn lắm chứ, vì thế bạn cần rèn luyện thói quen này trước khi “đối mặt” với khối tài sản kếch xù hơn.
Đầu tư tài chính
10% tiếp theo sẽ được đưa vào danh mục đầu tư để mua sắm, sửa chữa, sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ,…Mục đích là đưa dòng tiền vào thương mại ngay cả khi đó là nguồn đầu tư bán thời gian.
Có rất nhiều cách để biến tiền đầu tư của bạn thành nguồn lợi nhuận khổng lồ, thế nhưng tốt hơn hết bạn hãy vận dụng trí óc, kỹ năng thông qua công việc, sở thích của mình để bắt tay tiến hành.
Cụ thể, bạn có thể mua sỉ một món hàng nào đó rồi bán lẻ ra thị trường, đầu cơ BĐS, mua trang thiết bị sản xuất, cố phiếu và bắt đầu kiếm tiền từ nó.
Chẳng ai hiểu rõ bản thân bạn bằng chính bạn, vì thế hãy chờ đợi cơ hội để tỏa sáng và bứt phá chính bản thân mình.
Tiết kiệm
Đây chính là phần thú vị nhất trong miếng bánh tài chính của bạn. 10% cuối cùng hãy để dạnh tiết kiệm vì nó sẽ mang lại sự ổn định cho bạn nếu những điều không may xảy ra trong cuộc sống.
20 năm trước, cả 2 người bạn đều kiếm được 1.000 USD/tháng nhưng 2 người đều có cách quản lý tiền khác nhau. Một người tiêu hết gần hết số tiền kiếm được và chỉ để dành lại chút ít, người kia chia số tiền theo công thức 70/30 rồi cứ thế áp dụng quy luật Từ thiện- Đầu tư- Tiết kiệm. Ngày nay, người ta gọi họ là: 1 người giàu, 1 người nghèo.
Vì vậy, hãy nhớ 3 điều: từ thiện, đầu tư và tiết kiệm, tạo thành một thói quen và nó sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống sau này của bạn.
Nếu chỉ chú trọng hiệu quả theo ngày, theo tuần, theo tháng chỉ kết quả rất khó nhận ra. Nhưng nếu theo chu kỳ 5 năm chẳng hạn thì bạn sẽ thấy khác biệt rõ rệt. Và sau 10 năm thôi thì mọi thay đổi đều đã khác rất xa.
Kết luận:
⇒ Cuộc sống vốn dĩ giản đơn, hưởng thụ cuộc sống trong khoảng 30% là được.
Cuộc đời như một cuộc đua:
Nửa hiệp đầu chạy đua với bằng cấp, quyền lực, địa vị, thành tích, lương bổng
Nửa hiệp còn lại chạy đua với huyết áp, mỡ máu, đường huyết, acid uric, cholesterol.
Nửa hiệp đầu, nghe cấp trên mà phụng mệnh (theo mệnh lệnh)
Nửa hiệp sau, vạn sự tuỳ duyên mà theo... số mệnh!
Trong cuộc đời:
Không ốm cũng cần trải nghiệm,
Không khát cũng cần uống nước,
Buồn mấy cũng phải nghĩ thông,
Mình đúng cũng phải nhường người.
Có quyền cũng nên khiêm tốn,
Không mệt cũng nên nghỉ ngơi,
Không giàu cũng phải biết đủ,
Bận mấy cũng phải luyện rèn (thể lực)
Không có sức khoẻ
thì
Tài Sản, Tư Sản... cũng thành... Di Sản thôi!
Bình luận