10 Siêu Năng Lực Nuôi Dạy Con Thành Công Đơn Giản Đến Không Ngờ Của Người Mỹ

10 Siêu Năng Lực Nuôi Dạy Con Thành Công Đơn Giản Đến Không Ngờ Của Người Mỹ

3,423 lượt xem

Trong suy nghĩ của nhiều người, trẻ em Mỹ đều rất tự tin, tự lập, trung thực, dũng cảm, mạnh mẽ, không có những hành động a dua, dám quyết định và tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình, vững vàng làm chủ cuộc đời. Điều gì tạo ra những tính cách đó, không gì khác ngoài sự nuôi dạy của cha mẹ, giáo dục của nhà trường và xã hội, mà trong đó sự nuôi dạy của cha mẹ là yếu tố quyết định. Để làm được điều đó cha mẹ người Mỹ đã rèn luyện con ngủ một mình từ 6-7 tháng tuổi; tự đứng lên khi vấp ngã; tự mặc quần áo, tự xúc ăn khi còn nhỏ; tham gia cắm trại hè hoặc đi du lịch mà không cần cha mẹ ở bên cạnh; thông ngăn cấm con vui chơi những trò chơi mạo hiểm; thuyến khích con dũng cảm giành lấy những thứ thuộc về mình; con được quyết định mọi vần đề liên quan đến bản thân và phải tự chịu trách nhiệm trước những lựa chọn đó. Họ luôn dạy con rằng, “Trên đời này, con chỉ có thể dựa vào bản thân mình, cho dù là người thân nhất cũng không nên ỷ lại”, đây chính là quan niệm giáo dục của người Mỹ. Họ luôn nhấn mạnh làm người phải độc lập, phải “việc mình mình làm” chỉ có như vậy mới rèn luyện được khả năng sinh tồn, độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và trở thành một cá thể độc lập trong xã hội. Để thực hiện những điều đó họ thường đưa ra những nguyên tắc và thảo luận với trẻ để đặt ra những thỏa thuận hợp lý; làm mẫu cho con, khuyến khích con mọi lúc, mọi nơi; nới tay để con tự làm. Cha mẹ người Mỹ yêu con cái nhưng không nuông chiều, ngược lại còn rất nghiêm khắc (thậm chí một số người nghĩ là hơi tàn nhẫn) và luôn giữ vững nguyên tắc trong giáo dục trẻ. Ngoài ra trẻ em Mỹ còn được rèn luyện trở thành những người có năng lực, hiểu biết phép tắc, nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp, biết quản lý tiền bạc. Tất cả được đúc kết qua 10 siêu năng lực dưới đây:

1. Siêu năng lực: Bắt chước

Hành động bắt chước của trẻ

                    Ảnh minh họa

Siêu năng lực đầu tiên là bắt chước. "Đây là nguyên tắc đầu tiên để hướng dẫn trẻ học". Đã bao nhiêu lần bạn thấy con cầm một vật lên rồi đặt nó bên tai và bắt đầu nói, bắt chước theo những cuộc trò chuyện trên điện thoại giống như cha mẹ?

Vậy nên, cha mẹ hãy nhớ rằng trẻ em luôn bắt chước theo người lớn. Và đây là cơ hội để cha mẹ sử dụng mô hình hóa hành vi mà bạn muốn trẻ học theo. Nghĩa là hãy làm gương cho trẻ. Nếu bạn muốn con mình cư xử như thế nào thì bạn hãy làm như thế ấy.

Hãy cho trẻ thấy sự chia sẻ giữa những người lớn.

Trẻ em thường cảm thấy dường như chỉ có trẻ là người phải "chia sẻ" hoặc "thay phiên nhau" với người khác. Còn người lớn thì không cần làm điều đó. Vì thế, để chứng minh cho trẻ thấy chia sẻ không phải chuyện của riêng ai thì cha mẹ nên nói rõ cho trẻ hiểu những lúc cha mẹ chia sẻ với nhau. Ví dụ: Bố cho mẹ uống cùng ly nước thì mẹ có thể nói: "Cảm ơn bố đã chia sẻ nước với mẹ".

Dạy trẻ về cách giữ bình tĩnh.

Cha mẹ cần dạy trẻ cách bình tĩnh khi buồn bã hoặc thất vọng. Ví dụ: nếu bạn cảm thấy khó chịu vì bị kẹt xe, bạn có thể nói: "Mẹ đang cảm thấy buồn vì chúng ta sẽ về nhà trễ do kẹt xe. Con hãy giúp mẹ bình tĩnh lại bằng cách hít thở sâu 10 lần cùng mẹ nhé".

Dạy trẻ gọi đúng tên cảm xúc của mình.

Dạy trẻ gọi đúng tên cảm xúc của mình sẽ giúp trẻ trở nên mạnh mẽ về tinh thần. Vì những đứa trẻ hiểu được cảm xúc của mình sẽ có kỹ năng để đối phó và xử lý bất cứ điều gì trong cuộc sống theo cách của chúng.

2. Siêu năng lực: Kể chuyện

Toàn bộ sự tương tác qua lại giữa cha mẹ và trẻ giúp xây dựng bộ não khi chúng còn nhỏ. Còn đối với trẻ lớn hơn, nó sẽ là một động lực tuyệt vời để thổi bùng trí tưởng tượng của chúng.

kể chuyện cho bé

                            Ảnh minh họa

Một siêu năng lực nữa đó là kể chuyện. Kể chuyện giúp trẻ tập trung nhiều vào sự tường thuật và tương tác hơn là đọc sách.

Trong một bài nghiên cứu về bộ não của trẻ, Christ Bahls, một nhà nghiên cứu tự do, đã cho biết "vấn đề quan trọng của việc kể chuyện là sự tương tác qua lại giữa trẻ em và người lớn. Đọc to cũng là một kiểu kể chuyện điển hình. Nhưng nếu cha mẹ không thể đọc, thì chỉ cần tường thuật lại câu chuyện cũng được".

Ngoài ra, Rachel Romeo, một nghiên cứu sinh về sự phát triển thần kinh cho biết "phát hiện sơ bộ cho thấy, càng có nhiều tương tác thì các phần phía trước của não liên quan đến ngôn ngữ và nhận thức càng dày". Bởi toàn bộ sự tương tác qua lại giữa cha mẹ và trẻ giúp xây dựng bộ não khi chúng còn nhỏ. Còn đối với trẻ lớn hơn, nó sẽ là một động lực tuyệt vời để thổi bùng trí tưởng tượng của chúng.

Bên cạnh việc kể chuyện, cha mẹ cũng có thể gián tiếp giúp con mình thành công bằng cách cho trẻ làm việc nhà. Chẳng hạn như: lau bàn ăn, bỏ đồ dơ vào máy giặt, dọn bát đũa, hay dọn dẹp phòng...

Theo nghiên cứu của Marty Rossman, giáo sư tại Đại học Minnesota, làm việc vặt khi còn nhỏ giúp trẻ xây dựng ý thức làm chủ, trách nhiệm và tự lực lâu dài. Công việc nhà cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng con bạn thành người thành công bởi những kỹ năng và giá trị chúng học được trong khi làm việc nhà rất hữu ích khi chúng đến tuổi trưởng thành.

3. Siêu năng lực: Quy tắc con số 3

Đối với siêu năng lực cuối cùng, Sally đã nói về quy tắc con số 3. Cô ấy đã nhắc mọi người nghĩ về những câu chuyện cổ tích gắn liền với số 3 như: 3 chú heo nhỏ , 3 con dê Billy…

Ba chú heo

                        Ảnh minh họa

Jeremiah Curtin, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian và dịch giả từ Mỹ đã giải thích tại sao truyện cổ tích thường có một bộ ba nhân vật, rằng vì số 3 là con số dễ nhớ đối với những người nghe câu chuyện. Họ tin rằng ba nhân vật sẽ đóng vai trò thuyết phục hơn là một hoặc hai.

Với kinh nghiệm dạy học của mình, Sally chia sẻ rằng cô nhận thấy trẻ em có thể dễ dàng ghi nhớ thông tin trong 3 lượt. Vì vậy, cô hướng dẫn cha mẹ khi ở nhà cũng có thể áp dụng theo quy tắc này. Thay vì nói con cất đồ chơi đi, thì cha mẹ hướng dẫn trẻ theo 3 bước: Trước tiên, con hãy lấy giỏ đựng đồ chơi; Thứ hai, con nhặt những chiếc xe này bỏ vào giỏ; Cuối cùng, hãy đặt giỏ lên kệ. Một cách ngắn gọn, chính xác ở trong mỗi bước, trẻ sẽ có thể hình những gì bạn muốn bé làm và thực hiện nó hiệu quả hơn.

4. Siêu năng lực: Độc lập, dũng cảm, tự làm chủ là tính cách

Cha mẹ Mỹ rèn luyện tính cách đó cho các bé như thế nào?

Siêu năng lực thứ tư độc lập, dũng cảm, tự làm chủ tính cách

                           Ảnh minh họa

a. Ngủ một mình từ nhỏ (điều này có sự khác biệt với những lời khuyên của Ibuka Masaru trong bài “Đợi đến Mẫu giáo thì đã muộn”). Ở Mỹ, thông thường trẻ từ 6-7 tháng tuổi đã được cho ở riêng. Họ cho rằng ngủ một mình sẽ có lợi ích trong việc bồi dưỡng ý thức độc lập; rèn luyện sự dũng cảm; và sẽ có ích trong việc nâng cao khả năng tự an ủi bản thân cho con. Điều đó giúp trẻ có một trái tim mạnh mẽ, độc lập, dũng cảm và nâng dần khả năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ.

b. Ngã ư? Tự đứng lên nào! Ở Mỹ, khi trẻ ngã đều phải tự đứng dậy (trừ khi bé ngã rất đau), họ đều coi đây là cơ hội để bỗi dưỡng tinh thần độc lập, tự giải quyết vấn đề; bồi dưỡng tinh thần tự lực, tự cường; và bồi dưỡng dũng khí vượt qua trở ngại cho con. Họ cho rằng là cha mẹ ngoài trách nhiệm cung cấp đầy đủ nhu cầu vật chất cho con, quan trọng hơn là phải bồi dưỡng cho con những phẩm chất ưu tú, tinh thần tự lực, tự cường. Điều này quan trọng hơn tiền bạc, vì tinh thần tự lực, tự cường sẽ giúp bé làm chủ cuộc sống và tự bước đi vững vàng trên chính đôi chân của mình, không sợ hãi khó khăn. “Không quan trọng những trở ngại mà trẻ gặp trong cuộc sống như thế nào, điều cốt yếu là thái độ của trẻ đối mặt với nó ra sao” (Maslow)

c. Ơ! Có người bảo con đi dép trái. Ở Mỹ, cha mẹ thường để con tự quyết định việc ăn, mặc, ngủ. Trẻ được tự xúc ăn, tự mặc quần áo từ nhỏ. Việc tự mình trải nghiệm sẽ giúp bé học được cách làm đúng, trẻ làm sai thì nên tự mình nhận hậu quả, tự rút kinh nghiệm. Và như vậy mới có lợi trong việc bồi dưỡng khả năng tự chăm sóc bản thân, rèn luyện tính tự lập và sẽ tự quyết định được những việc của mình trong tương lai.

d. Có thể đi du lịch một mình. Đi du lịch một mình không chỉ giúp bé mở rộng tầm mắt, rèn luyện cho bé sự dũng cảm và khả năng lên kế hoạch mà còn giúp bé nâng cao khả năng ứng phó với những tình huông bất ngờ xảy ra. Tất nhiên, trước khi đi họ hướng dẫn con lên kế hoạch cẩn thận, chi tiết, tiến hành luyện tập, thực hiện các kế hoạch đặt ra.

e. Lướt sóng thật thú vị. Người Mỹ yêu thích những trò mạo hiểm, phiêu lưu. Họ thích leo núi, lướt sóng, thám hiểm và họ luôn chú ý bồi dưỡng tinh thần mạo hiểm ấy cho trẻ. Cha mẹ cùng bé chơi những trò mạo hiểm trong ngày nghỉ, hướng dẫn bé quan sát, phán đoán về mức độ nguy hiểm và hướng dẫn bé cách để đảm bảo an toàn. Dần dần họ để bé đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

f. Mình thích cắm trại hè. Ở Mỹ, hầu hết các bé đều được tham gia cắm trại hè với các hoạt động rất đa dạng và phong phú. Thông qua đó các bé được nâng cao khả năng giao tiếp; phát triển sở thích và cảm hứng; mở mang kiến thức thực tiễn một cách hữu ích.

g. Xin lỗi, mình có ý kiến khác. Từ trước đến nay người Mỹ luôn dám thể hiện suy nghĩ của mình, điều này liên quan mật thiết đến cách giáo dục từ nhỏ của cha mẹ và nhà trường. Các bậc cha mẹ luôn kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con; cổ vũ bé dũng cảm nói chuyện; không phủ nhận ý kiến của con khi chưa cho bé giải thích kĩ; cho con tiếp xúc với những sự vật, sự việc khác nhau. Họ luôn dạy con “Không nên chỉ biết làm theo lời của người khác, mà phải có chính kiến của mình”, trong gia đình cha mẹ và con cái nói chuyện thoải mái với nhau, khuyến khích con nói lên suy nghĩ của mình, thậm chí con cái có thể đánh giá bình luận những quan điểm của cha mẹ.

h. Dũng cảm giành lấy những thứ mà mình yêu thích. Xã hội Mỹ đề cao năng lực tự do cạnh tranh, ai có năng lực giỏi người đó có thể dẫn đầu. Do vậy cha mẹ Mỹ đều khuyến khích các bé dũng cảm giành những thứ mà mình yêu thích. Họ luôn cho rằng, thi đấu là hình thức quyết định công bằng nhất; họ khuyến khích con cái luôn cố gắng hết mình trong quá trình cạnh tranh và dạy bé rằng “Chỉ có người giỏi nhất mới được ngôi sao may mắn chiếu rọi”.

i. Phải dựa vào chính mình. “Trên dời này, con chỉ có thể dựa vào bản thân mình, cho dù là người thân nhất cũng không nên ỷ lại”, chính là quan niệm giáo dục của người Mỹ. Họ luôn nhấn mạnh làm người phải độc lập, phải “việc mình mình làm” chỉ có như vậy mới rèn luyện được khả năng sinh tồn, độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác và trở thành một cá thể độc lập trong xã hội. Để thực hiện được điều đó họ thường đặt ra những thỏa thuận hợp lý và thảo luận với trẻ; làm mẫu cho con, khuyến khích con mọi lúc, mọi nơi; và nới tay để con tự làm.

5. Siêu năng lực: Có năng lực vượt trội

Trẻ em Mỹ không chỉ dũng cảm, tự tin, tự lập mà còn rất có năng lực. Năng lực vượt trội chính là phẩm chất mà cha mẹ người Mỹ luôn ý thức rèn cho trẻ – “Cho con cá không bằng dạy cho chúng cách bắt cá”. Vậy phương pháp giáo dục của họ như thế nào?

Có năng lực vượt trội là một nhiếp ảnh nhí

                     Ảnh minh họa

a. Mình làm quà Noel cực dễ thương: Cha mẹ Mỹ luôn quan tâm giáo dục tố chất, khả năng sáng tạo và sự phát triển toàn diện cho trẻ. Họ giúp con sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công; cùng con biến những đồ bỏ đi thành những vật có giá trị. Họ luôn cho rằng, tự tay làm sẽ bồi dưỡng cho trẻ khả năng giao tiếp, kết nối bạn bè và tự làm sẽ giúp con học được cách quý trọng sản phẩm.

b. Đồ chơi hỏng à? Mình biết sửa đấy. Ở một nước luôn lấy độc lập làm trọng, cha mẹ Mỹ rất ít khi làm thay con việc gì đó, hiếm khi ngăn cấm con vì lo sợ con bị thương, họ cổ vũ con tự làm, tự đối diện với khó khăn. Điều này không chỉ bảo vệ lòng tự trọng của con mà còn cho bé không gian độc lập để phát triển, rất có ích cho sự trưởng thành sau này. Để khuyến khích, họ chuẩn bị cho bé hộp dụng cụ; cho con những gợi ý đúng lúc; cho dù thất bại họ vẫn cổ vũ con và luôn quan niệm rằng, sửa chữa đồ chơi là chứng tỏ và thỏa mãn tinh thần khám phá của con trẻ.

c. Tư duy là một điều thần kì: Họ luôn cho rằng, tư duy là một điều thú vị, nhờ nó trẻ không chỉ tích lũy được kiến thức cần thiết mà còn biết sắp xếp một cách hợp lý và qua đó phát triển tư duy logic, biện chứng của con người. Cha mẹ người Mỹ bồi dưỡng khả năng tư duy của con như: Không dễ dàng cho con biết đáp án ngay mà sẽ hỏi ngược lại để bé tự tư duy, hoặc cùng con thảo luận, hướng dẫn bé tìm đáp án chính xác nhất; đưa ra câu hỏi cho con mọi lúc, mọi nơi, qua đó khai thác khả năng tư duy của con; khuyến khích con phát biểu ý kiến; tiếp nhận suy nghĩ khác thường của con, vì sức tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú và chỉ có ở trẻ, hãy chú ý đừng dập tắt trí tượng tưởng đó bằng những ý kiến phủ nhận của cha mẹ, cho dù điều đó có thể làm chúng ta thấy ngạc nhiên.

d. Hài hước, dí dỏm cũng là sở trường của mình. Hài hước không chỉ là một tính cách dễ thương mà còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý, những đứa trẻ có tính dí dỏm sẽ luôn lạc quan, tự tin, thoải mái hơn và tạo được nhiều mối quan hệ tốt hơn, đây là một tố chất không thể thiếu trong giáo dục con cái ở người Mỹ. Cha mẹ người Mỹ thường kích thích các “tế bào” hài hước của con bằng biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt và họ cho rằng khi con được một tháng tuổi, yếu tốt hài hước đã bắt đầu hình thành.

e. Có thể sắp xếp thời gian của mình. Cha mẹ người Mỹ luôn tôn trọng lựa chọn của con, các bé được tự do sắp xếp thời gian biểu của mình; thời gian sau khi tan học là của bé, hầu như họ không can thiệp; bằng cấp không quan trọng ở Mỹ, vì vậy chỉ cần bé thích thì có thể học ở bất kì đâu. Tất nhiên, khă năng của trẻ có hạn, khó có thể tự sắp xếp kế hoạch của mình hợp lý, nhưng họ cũng không can thiệp thô bạo mà chỉ nói chuyện để các bé hiểu thêm, nhận ra thiếu sót trong kế hoạch và tìm cách hoàn thiện nó.

f. Quyền lựa chọn thuộc về bản thân mình: Cha mẹ người Mỹ luôn dành quyền lựa chọn các hoạt động cho con cái, họ để con cái tự lựa chọn chương trình học, sách học và tôn trọng sở thích cá nhân, không ép buộc con cái làm theo ý muốn của mình. Đối với họ, các con phải biết tự lựa chọn và chịu trách nhiệm trước những lựa chọn đó. Tất nhiên để trẻ làm tốt việc đó họ quan tâm bồi dưỡng khả năng tự lựa chọn của con cái như: Làm chủ bản thân từ những việc nhỏ nhất như việc lựa chọn ăn, mặc, môn học tập, phương pháp học tập, các môn thể dục, thể thao…; luôn lắng nghe kiến và chia sẻ với con cái để cùng thống nhất quan điểm; luôn tin tưởng con cái và thường xuyên động viên con để giúp con tự tin hơn, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân; trưởng thành từ những sai lầm, khi con cái có quyết định sai lầm, họ không trách cứ mà giúp con tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lầm để từ đó rút được bài học và kinh nghiệm cho bản thân; từ đó nâng cao khả năng lựa chọn của con. Cuộc sống là một chuỗi những lựa chọn, khi trẻ có cơ hội lựa chọn và học được cách lựa chọn khoa học, hợp lý, chúng sẽ được sống cuộc sống của chính mình và thành công.

g. Dũng cảm nhận lỗi: Người Mỹ cho rằng, con đã sai không nhất thiết phải trách phạt vì sẽ tạo ra gánh nặng về tâm lí cho con, cha mẹ hãy giúp con tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, không nên chú ý vào những lỗi lầm: Phần lớn các bé đều nhận được lỗi lầm, nhưng đôi khi không muốn thừa nhận vì sợ cha mẹ mắng, nếu chúng ta bỏ qua trẻ sẽ hình thành thói quen nói dối; vì vậy muốn con dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của bản thân, cần cho con cơ hội giải thích, tìm ra nguyên nhân, giúp con lần sau không tái phạm; để con chịu trách nhiệm với những hành vi của mình. Hãy đồng cảm với con nhiều hơn, biến những lỗi lầm mà con mắc phải thành bài học để rút kinh nghiệm, giúp bé trưởng thành.

h. Dám đặt câu hỏi mới có khả năng vượt trội: Những suy nghĩ, sức tưởng tượng ở trẻ luôn làm các bậc cha mẹ bất ngờ, nhờ đó mà các bé mới học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích trên con đường trưởng thành. Cha mẹ người Mỹ luôn cho rằng, biết phản biện, con sẽ thông minh hơn, họ không bao giờ ngăn cấm con đặt câu hỏi mà luôn tạo tâm lý thoải mái, tự do cho con, khuyến khích con đặt các câu hỏi; họ luôn có thái độ nghiêm túc trước những câu hỏi của con; khuyến khích con thắc mắc và giúp con giải quyết vấn đề. “Con người không có tưởng tượng cũng giống như chim mất cánh” suy nghĩ, thắc mắc chính là đôi cánh của con. Hãy tạo cơ hội cho con có cơ hội thắc mắc, đặt câu hỏi, khuyến khích và hướng dẫn con phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp con không ngừng hoàn thiện mình.

6. Siêu năng lực: Hiểu biết phép tắc và những nguyên tắc sống trong cộng đồng

Hiểu chuyện, lễ phép là một trong những đặc điểm thường thấy của trẻ con ở Mỹ. Bất luận ở những nơi công cộng hay ở nhà, các bé đều có những cử chỉ, ngôn ngữ lịch sự, thân thiện. Vì sao có thể như vậy?

Hiểu biết phép tắc và những nguyên tắc sống trong cộng đồng

                       Ảnh minh họa

a. Tự giác xếp hàng khi có đông người: Cha mẹ người Mỹ quan niệm rằng trật tự nơi công cộng cần có được tất cả mọi người duy trì, tuân thủ vì có quan hệ trực tiếp đến mọi công dân trong xã hội. Xếp hàng là một việc không lớn nhưng thể hiện phẩm chất, đạo đức của con người. Vì thế cha mẹ Mỹ luôn chú ý đến hành vi của con, giúp bé hình thành thói quen xếp hàng ở mọi nơi như: Đi ăn ở nhà hàng; khi lên xe buýt, tàu điện ngầm; khi đi thang máy; và ở tất cả những nơi công cộng khi có hai người trở lên. Ngoài ra để tôn trọng không gian riêng tư, họ luôn để con giữ khoảng cách với người khác, tránh tình trạng xô đẩy lẫn nhau và họ luôn là tấm gương tốt cho con cái.

b. Không vứt rác bừa bãi: Cha mẹ người Mỹ rất chú trọng bảo vệ môi trường, luôn bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường cho con thông qua các công việc hàng ngày như: Phân loại rác tái sử dụng, rác không thể tái sử dụng, sách báo cũ, rác trong nhà bếp…; chuẩn bị túi đựng rác khi đi du lịch để tránh ném rác bừa bãi; hướng dẫn con không tùy tiện vứt quần áo cũ mà đem đến những tiệm đồ cũ để tặng vì các cửa hàng này thường liên hệ chặt chẽ với quỹ từ thiện và cũng thông qua nó để giáo dục tấm lòng nhân ái, lòng yêu thương con người.

c. Không làm ồn ở nơi công cộng: Cha mẹ người Mỹ cho rằng, gây mất trật tự ở nơi công cộng là một hành vi vô văn hóa, không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn hạ thấp địa vị bản thân. Hiếm khi chúng ta thấy người Mỹ lớn tiếng cười nói hay hò hét ở nơi công cộng. Họ rất chú ý rèn luyện con thông qua lời nói để xây dựng tấm gương cho con; thông qua những giao ước để con chủ động giữ trật tự; thường dẫn con đến những nơi khác nhau, để con tự trải nghiệm không khí yên tĩnh và ồn ào.

d. Trước khi dùng đồ của người khác nhất định phải xin phép: Giúp con hiểu rõ quyền sở hữu không chỉ giảm bớt những hành vi không tốt mà còn rất có ích trong việc bồi dưỡng phẩm chất trung thực của con. Cha mẹ người Mỹ luôn quan tâm xác định quyền sở hữu của mỗi đồ vật, cái nào là dùng chung, cái nào là của riêng; giúp con hiểu sự khác nhau giữa “mượn” và “ăn trộm”; và giúp con dũng cảm nhận sai lầm, chịu trách nhiệm với những hành vi của mình.

e. Động vật cũng là bạn của chúng mình: Giúp con trở thành người bạn thân thiết của vật nuôi không chỉ thắp sáng ngọn lửa yêu thương, nhân ái trong con mà nó còn giúp bé học cách yêu quý sự sống hơn. Để làm được việc đó, cha mẹ người Mỹ luôn giáo dục con mình vật nuôi không phải là đồ chơi, nó là một cá thể có quyền độc lập; khuyến khích bé chạm vào vật nuôi để tăng cường tình cảm với chúng; giúp con học cách quan sát động vật để thúc đẩy sự tò mò trong trẻ, có thể giao cho trẻ chăm sóc vật nuôi để tăng cường sự gắn bó; và đưa con đến với thế giới tự nhiên để con nhận diện các loài động vật, đặc tính của chúng, giúp con hiểu ý nghĩa của sự sống, khuyến khích con đối xử tốt với mọi loài động vật.

f. Mình thích tham gia tình nguyện: Thông qua những hoạt động tình nguyện, chúng ta có thể giúp con bồi dưỡng nhiều phẩm chất tốt đẹp như sẵn sàng giúp đỡ người khác, sẵn sàng cống hiến mà không cần đền đáp, có tinh thần trách nhiệm với xã hội…Cha mẹ người Mỹ luôn coi tinh thần giúp đỡ người khác là một nét đẹp trong văn hóa; hoạt động tình nguyện là bài học không thể thiếu ở các cấp học trong nhà trường; rèn luyện cho con học cách lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân và thông qua đó tiếp tục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho con cái.

g. Lễ phép: Lễ phép, lịch sự là nền tảng của giao tiếp, ngoài ra nó thể hiện hình ảnh và phẩm chất của mỗi người. Cha mẹ người Mỹ luôn quan tâm giúp con có thói quen sử dụng từ ngữ văn minh, lịch sự qua lời mời, chào hỏi, xin lỗi…; những hành động cử chỉ trong giao tiếp như việc bắt tay, ôm hôn, ngồi, đi đứng…; tạo cho con được thực hành giao tiếp; và trong giáo dục luôn có thái độ thống nhất và kiên quyết.

h. Tôn sư trọng đạo: Tôn trọng thầy cô giáo và những người bề trên không chỉ là một phẩm chất mà còn là thái độ đối nhân xử thế, nó làm giàu thêm tình cảm của trẻ, giúp các bé học cách biết ơn và khoan dung với mọi người. Cha mẹ người Mỹ quan tâm dạy dỗ con phải xưng hô lễ phép với người trên; có ngôn từ và cử chỉ lễ phép; tôn trọng thành quả lao động của người khác và đặc biệt là của các thầy cô giáo.

i. Luôn giữ vững nguyên tắc: Tuân thủ nguyên tắc không chỉ là một phẩm chất đẹp mà còn là phương pháp nâng cao hiệu quả, lợi ích của mọi người chỉ có thể được bảo toàn khi tuân thủ nguyên tắc. “Không có nguyên tắc thì không thể thành công”, vì vậy cha mẹ người Mỹ luôn cùng con thảo luận các quy định trong cuộc sống như giờ nghỉ ngơi, làm việc nhà, phân loại rác…; giúp con hiểu ý nghĩa của các quy tắc; và rất hiếm khi tự phá vỡ quy tắc, câu thường nói với con là “Mẹ bảo không, có nghĩa là không được”.

j. Tấm lòng đồng cảm mãnh liệt: Nền tảng của lòng đồng cảm chính là tình yêu thương, là tình cảm đẹp của loài người, là một trong những phẩm chất không thể thiếu trong trẻ. Nó không chỉ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt với người xung quanh mà còn có thể bồi dưỡng cho tâm hồn đẹp và phong phú hơn, giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Để làm được điều đó, cha mẹ người Mỹ luôn quan tâm đồng cảm với những cảm nhận của con; khuyến khích con làm việc tốt mà không cần đền đáp; tuy nhiên họ rất quan tâm dạy con cái không đồng cảm với người xấu hay nhận thức đúng đắn về đối tượng đồng cảm và cũng cần phải có những biện pháp thích hợp.

7. Siêu năng lực: Biết sử dụng quản lý tiền bạc.

Trẻ em ở Mỹ được giáo dục về kỹ năng sử dụng tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Họ cho rằng, tiền bạc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, cách sử dụng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Biết sử dụng quản lý tiền bạc

                             Ảnh minh họa

a. Làm việc nhà: Phương pháp để con kiếm tiền bằng cách làm việc nhà vừa giúp con học cách lao động, biết quý trọng đồng tiền, học cách sử dụng tiền bạc và học cách độc lập tự chủ. Họ quan niệm làm việc nhà giúp con trưởng thành, hiểu được ý nghĩa của lao động; để làm tốt họ để con tự chọn việc nhà và bố trí thời gian, tính toán được thu nhập; đồng thời luôn khen ngợi và hợp tác với con.

b. Học cách tiết kiệm: Một đứa trẻ biết cách quản lý tài chính không chỉ biết kiếm tiền mà còn biết sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý. Chính phủ Mỹ gọi tháng 4 là “Tháng giáo dục quản lý tài chính thanh thiếu niên”, vào tháng này sẽ có các nhân viên ngân hàng đến trường giảng giải cho các bé những kiến thức về quản lý tài chính, cha mẹ đưa các con đến ngân hàng để mở tài khoản, dạy con sử dụng thẻ tín dụng đúng cách, lên kế hoạch chi tiêu; và giúp con kế hoạch tiết kiệm và bồi dưỡng thói quen tiết kiệm.

c. Tự kiếm tiền trả học phí: Đi làm, con không chỉ có thu nhập mà còn bồi dưỡng thêm những phẩm chất ưu tú khác như tinh thần trách nhiệm, có ý chí, yêu quý nghề nghiệp và có khả năng quản lý tài chính. Cha mẹ người Mỹ để con sớm tiếp xúc với tiền; khuyến khích con lao động kiếm tiền, kiếm tiền học phí vào các dịp hè với suy nghĩ “Người có giá trị cao nhất là người bận rộn nhất”; dạy con lên kế hoạch tài chính bằng việc tính toán rõ ràng, nhờ đó có thể hình thành thói quen tiết kiệm và học cách lên kế hoạch cho tương lai của mình.

d. Tự kiếm tiền mua xe: Trong quan niệm của người Mỹ, con trẻ là một cá thể độc lập, thích cái gì, muốn làm gì đều là quyền tự do của chúng, chỉ cần chúng đạt được bằng chính sức lao động của mình. Họ cho rằng, con tự mua xe chứng tỏ con có tính độc lập, thông qua việc mua xe sẽ nâng cao khả năng quản lý tài chính, tất nhiên họ không bao giờ đồng ý việc con tiêu tiền một cách mù quáng. Tiếp xúc sớm vấn đề này, giúp con tích lũy những kinh nghiệm về sử dụng tiền bạc hợp lý và có lợi cho cuộc sống sau này.

e. Ăn cơm ư? Tiền ai người ấy trả: “Tiền ai nấy trả, mượn tiền phải trả đúng hạn” không đơn thuần là một biểu hiện công bằng khi trả tiền, thể hiện ý thức trách nhiệm đối với bản thân, mà nó còn giúp trẻ hình thành thói quen độc lập, tự chủ trong mọi việc, đồng thời cũng giúp bé học cách sử dụng, quản lý tiền bạc của mình một cách hợp lý.

f. Tài sản của bố mẹ không thuộc về chúng mình: Giúp con học cách tự lập, tự làm chủ và tự giải quyết vấn đề của mình là biểu hiện tuyệt vời nhất của tình yêu. Con cái thích làm gì, thích sống thế nào là do con tự quyết định, con có quyền hưởng thụ niềm vui mà lao động mang lại. Họ giáo dục và luôn tin rằng, con cái họ có đủ năng lực để xây dựng một tương lai thuộc về chính mình, mà không cần đến tiền bạc của cha mẹ. Việc tranh đoạt tiền thừa kế sẽ phá hoại tình cảm của những người thân trong gia đình. Vì những lý do trên cha mẹ thường không trao quyền thừa kế tài sản cho con.

8. Siêu năng lực: Phương thức giáo dục độc đáo.

Phương thức giáo dục của người Mỹ có một chút khác biệt : Con không chịu ăn cơm thì để con đói; dù con có khóc, cha mẹ cũng không đáp ứng những đòi hỏi không hợp lý; phạm lỗi sai không sửa thì sẽ bị nhốt…

Phương thức giáo dục độc đáo

                             Ảnh minh họa

a. Con có thể gọi thẳng tên của cha mẹ: Sự bình đẳng trong xưng hô là nền tảng quan trọng trong việc đơn giản các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Điều đó thể hiện sự bình đẳng, giảm khoảng cách giữa cha mẹ với con cái, anh chị em trong nhà, mọi người trong gia đình như những người bạn và làm đơn giản các mối quan hệ trong xã hội.

b. Không thích ăn cơm, vậy phải nhịn đói rồi! Nếu con cái không ăn cơm, cha mẹ sẽ không ép buộc, mà để con thấy hậu quả của việc không ăn cơm, từ đó giáo dục, sửa chữa thói quen không tốt của trẻ. Họ cho rằng, ăn uống là việc của trẻ, tự trẻ phải quyết định và cha mẹ đều tôn trọng quyết định của con. Trẻ không ăn cơm, hoặc ham chơi ăn không no sẽ bị đói, một lần bị đói, thấy khó chịu thì lần sau trẻ sẽ không để xảy ra chuyện bỏ bữa nữa.

c. Cho dù con khóc, cha mẹ cũng giữ vững nguyên tắc: Dễ dãi với nhu cầu vật chất của con cũng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho thói xấu của trẻ. Khi trẻ khóc, người Mỹ luôn kiên quyết giữ nguyên tắc của mình, không nhượng bộ, đợi khi bé bình tĩnh lại rồi mới giảng giải, phân tích cho bé hiểu. Lúc trẻ đang khóc, chúng không nghe mà rất dễ hình thành tính cách bướng bỉnh.

d. Sai mà không sửa phải bị phạt: Trong quan niệm của người Mỹ, không kiềm chế được bản thân, nóng giận trước mọi người là điều không thể chấp nhận. Họ luôn quan tâm giáo dục con phải tự chịu trách nhiệm về việc mình làm, làm sai thì phải kịp thời sửa chữa , có lỗi sai thì phải tự sửa, sai mà không sửa phải chịu phạt. Hình thức phạt của cha mẹ người Mỹ chủ yếu là “nhốt” trẻ ở trong phòng, khi bị nhốt bản thân trẻ sẽ ý thức được sai lầm của mình, biết nhận lỗi với cha mẹ. Ngoài ra, một ưu điểm là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh, tránh mất kiềm chế.

e. Cho con “nếm vị đắng” khi bắt nạt người khác: Áp dụng biện pháp giáo dục trực tiếp trải nghiệm, tức đặt trẻ vào tình huống tương tự, sau đó mới hướng dẫn, giải thích thì trẻ sẽ cảm nhận sâu sắc hơn, biết được cái nào là nên, cái nào là không nên. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trẻ nghịch ngơm, ít nghe lời.

f. Đi chơi vui vẻ. Trong quan niệm của người Mỹ, vui chơi là quyền lợi của con, vui chơi c&oacut

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.