Sách Quản lý Nghiệp – Khai mở thành công cá nhân và Thịnh vượng Tài Chính dưới góc nhìn Phật giáo
thanhtinh
11/10/2019
6,289 lượt xem
Quản lý Nghiệp
Tác giả: Geshe Michael Roach, Lama Christie McNally và Michael Gordon
Thể loại: Nghệ thuật sống
Nhà xuất bản: NXB Phương Đông
Số trang: 265 trang
Khổ: 12 x 20 cm
Mua sách |Tải sách PDF|Review
Quản lý Nghiệp là một trong những cuốn sách kinh doanh được ưa chuộng và đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ cũng như được hàng triệu người trên thế giới áp dụng vào công việc kinh doanh và cuộc sống. Năng đoạn Kim cương đã kể câu chuyện của một trong những công ty thành công nhất trong lịch sử của thành phố New York, và giờ đây Quản lý Nghiệp sẽ cho bạn biết cách bạn có thể làm nên điều đó.
Quản lý Nghiệp là một cuốn sách nhỏ gọn, nhưng ngôn từ của cuốn quản lý nghiệp không hề dễ dàng để nuốt gọn như cuốn "Nghĩ đơn giản, sống đơn thuần". Cuốn sách này được viết dưới góc nhìn phật giáo, do nhóm 3 tác giả là Geshe Michael Roach, Lama Christie McNally và Michael Gordon cùng viết.
Mình là một người không theo tôn giáo nào. Theo mình, dù bạn theo tôn giáo nào đi chăng nữa, công giáo hay phật giáo, tất cả cũng vì mục đích nuôi dưỡng những đức tính tốt, truyền bá cái hay cái đẹp cho đời.
Để đọc được cuốn sách này, đòi hỏi chúng ta phải mở lòng. Chúng ta không bàn tới góc nhìn đó đúng hay sai, khoa học hay phản khoa học. Mà chúng ta nên tiếp cận Quản lý nghiệp như một phát minh “lạ” nào đó mới được ra đời. Mình nói các bạn cần mở lòng, không phải chỉ vì góc nhìn tín ngưỡng mà bởi trong nội dung cuốn sách này, có những lý luận (giải thích – phân tích) mà nếu bạn là một người có thiên hướng kỹ thuật bạn sẽ không ngần ngại mà nhận xét rằng nó rất “củ chuối”. Nhưng dù sao, bằng cách này hay cách khác, tác giả đều mục đích hướng người đọc tới chân thiện mỹ của cuộc sống. Ý nhầm, hướng tới quản lý nghiệp. Cuốn sách sẽ lý giải cho chúng ta biết những gì đang diễn ra trên hành tinh “nhỏ bé” này. Giống như việc chiếc xe bạn đang đi bỗng gặp trục trặc trong một buổi sáng sớm, vậy tại sao nó lại diễn ra, hay chỉ là “hên xui”?
Mình khá là tâm đắc với cách ẩn dụ định nghĩa “nghiệp” của nhóm tác giả, rằng nghiệp giống như là tiếng vọng, tức là nghiệp là những gì vọng lại những hành động, lời nói và suy nghĩ của chúng ta đã từng và đang làm. Hay nói theo cách khác trong bài viết “Đời là bể khổ – nhưng chịu được khổ mới có thể trưởng thành” thì nó cũng có ý nghĩa tương tự như đoạn trích sau:
Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.
Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.
Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
Như vậy, nghiệp ở đây không chỉ bao gồm là sự nghiệp mà còn là “cái nghiệp” của mỗi đời người. Bằng cách dẫn dắt người đọc đi qua tám luật của quản lý nghiệp, cùng với thử thách được đặt ra ở đầu cuốn sách là “bán hết 100,000 sản phẩm”. Tương ứng với mỗi luật sẽ có một câu chuyện thành công để người đọc có thể liên tưởng. Cộng với đó là phân tích vấn đề liên quan tới luật quản lý nghiệp hiện tại với việc bán hết 100,000 sản phẩm ở đầu đề và danh sách những việc bạn cần làm.
Tám luật của quản lý nghiệp đó là:
- Ngừng làm những công việc không hiệu quả
- Tìm nguyên nhân của những nguyên nhân
- Xác định đối tác tâm linh trong kinh doanh
- Hãy bắt đầu từ chính bản thân bạn
- Ngưng ra quyết định
- Lắp ghim cho chiếc dập ghim của bạn
- Đưa những vấn đề của bạn vươn xa hơn mong đợi
- Tái đầu tư
Theo cách mình hiểu về nghiệp, thì dường như tác giả còn liệt kê thiếu một luật trong quản lý nghiệp, các bạn có thể xem đó là luật thứ 9 – đó là “luật ngưng tạo nghiệp”
Về nội dung cuốn sách, có khá nhiều điểm thú vị, rất đáng để bạn khám phá tiếp.
Cốt lõi tư tưởng của cuốn sách thì vẫn là một điều giản dị ai cũng biết: làm điều thiện, tránh làm điều ác. Nhưng để áp dụng điều này vào cuộc sống, nhất là trong công việc kinh doanh thì không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi người ta phải có sự thấu hiểu về thể cách vận hành của nhân quả, từ đó khéo léo và tinh tế trong việc ngăn chặn những hạt giống xấu để chúng không tiến triển, nảy nở thành chướng ngại hoặc tai họa cho sự nghiệp của ta. Đồng thời, biết cách gieo trồng và nuôi dưỡng những hạt giống tốt, thứ sẽ đem đến những điều như ý cho ta. Tất cả những chỉ dẫn để làm các việc đó đều được tác giả vạch ra rõ ràng, được minh họa bằng những sơ đồ sáng sủa, giúp người đọc có thể hiểu được một cách mạch lạc tư tưởng của tác giả. Rồi từ đấy, độc giả có thể áp dụng những chỉ dẫn đó vào trong cuộc sống và công việc của mình.
Khosachvn trân trọng giới thiệu cuốn sách "Quản Lý Nghiệp"!
Bình luận