5 Cách khắc phục bệnh đãng trí hay quên mà bạn nên biết
thanhtinh
20/09/2019
3,478 lượt xem
Bệnh hay quên hay còn được gọi là bệnh đãng trí hay quên có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Hội chứng đãng trí này thường được gọi là tình trạng “sương mù não bộ”. Triệu chứng phổ biến của chứng sương mù não bộ này bao gồm việc ghi nhớ kém, khó hoặc không thể tập trung, và việc nỗ lực khai thác suy nghĩ có thể gây ra sự mệt mỏi.
Khi lớn tuổi, những thay đổi xảy ra trong tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả não bộ. ... Bệnh này diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác, thường dẫn đến các bệnh sa sút trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer.
Để khắc phục chứng bệnh này. Hôm nay, Khosachvn sẽ chia sẽ cho các bạn 5 cách để khắc phục bệnh đãng trí hay còn gọi là bệnh mất trí nhớ mà các bạn cần phải biết.
Loại bỏ thói quen sống bừa bộn
Sự bừa bộn gây ra tình trạng stress. Có một mối liên kết mạnh mẽ giữa không gian sống và tâm tưởng của bạn. Thói quen bừa bãi cực kì có hại cho tinh thần cũng như sức khoẻ của ban. Nó gây ra chứng hay quên và tình trạng lo lắng nhẹ về lâu về dài.
Khi cuốn sách của tác giả Marie Condo Nghệ Thuật Bài Trí của Người Nhật leo lên bảng xếp hạng cuốn sách bán chạy trên toàn thế giới, điều đó chẳng có gì phải quá ngạc nhiên. Bởi ai trong chúng ta cũng cố gắng kiếm tìm cách để có thể sống một cuộc sống ý nghĩa hơn mà không cần phải bận tâm tới quá nhiều thứ.
Loại bỏ thói quen bừa bãi ngay tại phòng làm việc của bạn, trên bàn học, trong phòng ngủ, và bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự thoải mái và thư giản. Bằng việc lập kế hoạch và xác định rõ khu vực cần được dọn dẹp, lau chùi và sắp xếp rồi duy trì nó là bạn đã có thể đạt được mục đích rồi.
Làm việc đa nhiệm (làm nhiều công việc cùng 1 lúc) không hề mang lại kết quả tốt.
Khả năng làm nhiều việc cùng một lúc chỉ là khái niệm sai lầm được đánh bóng lên. Luân phiên nhiều việc cùng một lúc gây ra những kết quả không mong muốn. Khả năng tập trung của bạn bị ảnh hưởng khi thao tác như vậy.
Nó cũng khiến công việc của bạn kéo dài hơn bình thường nếu muốn đạt được kết quả tốt, bởi bộ nhớ ngắn hạn của bạn (hippocampus) liên tục bị quả tải khi phải thích nghi với việc thu nạp và thay thế các thông tin.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, luân phiên các công việc với nhau thực sự khiến chúng ta tiêu tốn nhiều calo và khiến não bộ mệt mỏi hơn – khiến cho năng suất chung của công việc tư duy cũng như sản xuất bị giảmVậy nên, hãy thực hiện từng việc một lúc thôi.
Đừng quên loại bỏ những yếu tố có thể khiến bạn phân tâm (bằng cách tắt tiếng điện thoại hoặc thông báo email chẳng hạn) trước khi bắt đầu tập trung vào công việc, để tránh tình trạng cố gắng tập trung lại vào công việc sau mỗi lần bị phân tâm.
Hãy áp dụng phương pháp 3-trong-1
Lựa chọn 3 việc cần được hoàn thành sớm nhất, cân nhắc công việc nào ít khiến bạn phân tâm nhất rồi phân bố thời gian cho nó. Hãy cho phép bản thân thực hiện luân phiên 3 công việc ấy, và không được hay quên đi theo trọng tâm công việc nhưng vẫn luân phiên sao cho công việc vẫn đa dạng.
Loại bỏ những yếu tố phân tâm đến bất.
Trước tiên, hãy ngừng việc kết nối ngay. Tính hiệu quả, sức sáng tạo và cả ý tưởng quan trọng nhất sắp tới của bạn phụ thuộc rất nhiều vào hành động ấy đấy. Bạn cần nhận thức được điều đó và thay đổi chúng đi. Bởi đó là cách duy nhất để bạn có thể tự làm chủ quỹ thời gian của mình.
Hãy nhớ rằng, khả năng nhận thức được giữa nhu cầu cấp bách và nhiệm vụ quan trọng quyết định rất nhiều tới thành công của chính bạn.
Đừng mãi tự thoả mãn bản thân
Sự tiện nghi mang đến cho chúng ta cảm giác của sự an toàn. Khi bạn cảm thấy thoải mái và cuộc sống vẫn diễn ra tốt đẹp, não bộ sản sinh ra các chất xúc tác như dopamine và serotonine, giúp sinh ra cảm giác hạnh phúc. Nhưng về lâu về dài, sống mãi trong thoải mái lại ảnh hưởng tới trí óc của bạn.
Việc thiếu đi các kích thích của não bộ khiến cho kết nối giữa các tế bào thần kinh bị suy giảm, yếu đi và có thể biến mất hoàn toàn. Một cuộc sống linh động giúp thúc đẩy sự kết nối giữa các tế bào nơ-ron, đồng thời làm tăng khả năng tổ chức lại của não bộ, hay còn được biết như tính mềm dẻo của não.
Trong cuốn sách The Brain That Changes Itself (Khả năng tự thích nghi của não bộ), tác giả Norman Doidge đã đề cập rằng: “Việc từ chối cường độ học tập cao dẫn đến sự tiêu phí khả năng thích nghi của não bộ.
Michael Merzenich, một tình nguyện viên cho dự án nghiên cứu về tính mềm dẻo của não, đồng thời là tác giả của cuốn sách Soft-wired: How the New Science of Brain Plasticity Can Change Your Life (Khám Phá Khoa Học Hiện Đại: Cách mà Tính Mềm Dẻo của Não Bổ Có Thể Ảnh Hưởng tới Cuộc Đời Bạn), cũng cho rằng việc thoát khỏi những yếu tố quen thuộc là một điều vô cùng cần thiết cho sức mạnh não bộ của chúng ta. Ông ấy phát biểu rằng: “Luôn luôn sẵn sàng thoát khỏi vùng an toàn của bản thân chính là chìa khoá để giữ cho bộ não luôn được trẻ hoá”
=>Tìm kiếm những trải nghiệm mới, học những kĩ năng mới, hay tự tìm tòi những ý tưởng mới lạ sẽ mang đến không chỉ nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho chúng ta mà còn giúp nâng cao giá trị của bản thân ta theo cách lành mạnh nhất.
Bình luận