100 Quy Luật Bất Biến Để Thành Công Trong Kinh Doanh - Brian Tracy

100 Quy Luật Bất Biến Để Thành Công Trong Kinh Doanh - Brian Tracy

2,008 lượt xem

Bất kỳ quy luật nào trong cuốn sách này cũng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể cũng như giúp bạn nhận ra toàn bộ khả năng tiềm ẩn của mình. Những quy luật này cũng giống như những quy luật của vật lý, toán học, cơ khí hay điện tử. Chúng đã được thử nghiệm qua thời gian, được chứng minh và áp dụng vào thực tế. Mục đích cuốn sách không bàn đến sức khỏe, gia đình, tình yêu, sự thăng trầm của số mệnh hay bất kỳ yếu tố nào tạo nên hạnh phúc và sự thỏa mãn cá nhân mà hoàn toàn chỉ đề cập đến những quy luật còn mãi với thời gian để thành công trong kinh doanh.

100 Quy Luật Bất Biến Để Thành Công Trong Kinh Doanh

Tác giả: Brian Tracy

100 Quy Luật Bất Biến Để Thành Công Trong Kinh Doanh

Xem giá bán

Danh mục: All

Giới thiệu sách:

Bất kỳ quy luật nào trong cuốn sách này cũng có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể cũng như giúp bạn nhận ra toàn bộ khả năng tiềm ẩn của mình. Những quy luật này cũng giống như những quy luật của vật lý, toán học, cơ khí hay điện tử. Chúng đã được thử nghiệm qua thời gian, được chứng minh và áp dụng vào thực tế. Mục đích cuốn sách không bàn đến sức khoẻ, gia đình, tình yêu, sự thăng trầm của số mệnh hay bất kỳ yếu tố nào tạo nên hạnh phúc và sự thoả mãn cá nhân mà hoàn toàn chỉ đề cập đến những quy luật còn mãi với thời gian để thành công trong kinh doanh.

Cuốn sách này là kết quả của hơn 30 nghiên cứu, tìm tòi và trải nghiệm của tác giả Brian Tracy. Cuốn sách đã tập hợp những kiến thức, thông tin quý giá kết hợp với những giải thích chi tiết giúp bạn nắm vững những quy luật thành công trong kinh doanh. Khi kết hợp những quy luật này với cách tư duy và ra quyết định, hiệu quả làm việc của bạn sẽ trở nên tối ưu. 

Đặc biệt, cuốn sách sẽ rất hữu ích trong việc:

– Thu hút và duy trì người tài

– Sản xuất và kinh doanh được nhiều sản phẩm, dịch vụ.

– Kiểm soát chi phí hiệu quả

– Mở rộng kinh doanh theo quy mô và xu thế phù hợp

– Lợi nhuận tăng trưởng bền vững…

 

Về tác giả:

Brian Tracy (Sinh 05/01/1944) là một tác giả, chuyên gia đào tạo và phát triển cá nhân người Mỹ gốc Canada. Ông là tác giả của hơn 70 cuốn sách nổi tiếng được dịch sang hàng chục ngôn ngữ khác nhau.

Brian Tracy đã vươn lên thành công; từ một đứa trẻ hay gây rắc rối, trong một gia đình nghèo khổ phải vật lộn để trả các hóa đơn để trở thành Chủ tịch và Giám đốc điều hành của ba công ty trị giá hàng triệu đô la có trụ sở tại Solana Beach, California; một trong những công ty này là của riêng ông.

 

Về nội dung sách:

I. Luật cuộc sống

1. Luật nhân quả

Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân; với mỗi kết quả đều có một nguyên nhân cụ thể.

Aristox quả quyết rằng chúng ta sống trong một thế giới được chi phối bằng quy luật, không phải sự tình cờ. Ông nói rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do dù chúng ta có biết đến nó hay không. Mọi kết quả đều có một hoặc nhiều nguyên nhân cụ thể. Đây là “luật thép” trong phương pháp luận và triết học phương Tây.

Thành công không phải là một sự tình cờ. Bạn trở thành những gì bạn nghĩ trong phần lớn thời gian. Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy hay trải nghiệm là sự diễn đạt của tư duy con người ẩn giấu phía sau hiện tượng. Bạn tự do quyết định và chọn lựa cuộc sống của bạn.

 

2. Luật niềm tin

Bất cứ cái gì bạn thực sự tin tưởng, bằng cảm xúc, sẽ trở thành hiện thực của bạn.

Bạn không nhất thiết phải tin những gì bạn nhìn thấy, nhưng bạn thường có khuynh hướng nhìn thấy những gì bạn tin.

Từ “Thành kiến” có nghĩa là vội vã đánh giá, đi tới kết luận trước bất kì thông tin gì, hay bất chấp thông tin, ngược lại. Một trong những chiến lược thành công nhất đó là bạn phải kiềm chế việc đánh giá con người hay hoàn cảnh cho đến khi bạn có đủ thông tin để đưa ra quyết định đầy am hiểu.

Bạn phải tự loại bỏ những giới hạn trong niềm tin của mình và tin chắc rằng những gì người khác làm được thì bạn cũng có thể làm được. Bạn chỉ cần học cách làm là được.

 

3. Luật kỳ vọng

Bất kì cái gì bạn mong đợi với sự tự tin sẽ trở thành lời tiên tri tự thực hiện.

 

4. Luật hấp dẫn

Bạn là một thanh nam châm sống; bạn gần như thu hút mọi người, các hoàn cảnh và tình huống vào cuộc sống của mình. Những con người , hoàn cảnh, tình huống này luôn hài hòa với những suy nghĩ chi phối của bạn.

“Ngưu tầm ngưu mã tầm mã”.” “Like attracts like.” “Những gì bạn muốn, muốn bạn.”

 

5. Luật tương thích

Thế giới bên ngoài của bạn là sự phản ánh thế giới bên trong bạn; nó tương thích với những cách thức suy nghĩ nổi trội của bạn.

 

II. Luật thành công

Chìa khóa để kích hoạt Luật Thành công đó là bạn phải trở nên hoàn toàn rõ ràng về những gì bạn muốn và khi bạn đạt được những thứ đó thì trông chúng sẽ ra sao.

 

6. Luật điều khiển

Bạn cảm thấy bản thân bạn tốt đến mức bạn đang điều khiển cuộc sống của chính bạn.

Hệ quả:

– Thay đổi là điều tất yếu sẽ xảy ra.

– Những thay đổi có kiểm soát tất yếu dẫn đến những thành tựu lớn lao hơn so với sự thay đôi không được kiểm soát.

– Để điều khiển cuộc đời bạn, bạn phải bắt đầu bằng việc điều khiển trí óc bạn.

 

7. Luật ngẫu nhiên

Cuộc sống là một chuỗi những sự kiện và những điều không theo trình tự xảy ra một cách ngẫu nhiên.

 

8. Luật trách nhiệm

Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi điều bạn làm, mọi thứ bạn trở thành và đạt được.

Hệ quả:

– Bạn luôn tự do chọn lựa những gì bạn nghĩ và những gì bạn làm.

– Trách nhiệm bắt đầu bằng việc bạn kiểm soát hoàn toàn và đầy đủ nội dung của tiềm thức trong trí óc bạn.

– Sẽ không ai đến cứu bạn khi bạn gặp vấn đề, và bạn phải tự cứu mình

 

9. Luật phương hướng

Những người thành đạt luôn có ý thức rõ ràng về mục đích và phương hướng trong mọi lĩnh vực cuộc sống của họ.

“Thành công là những mục tiêu, và tất cả mọi thứ khác là lời bình luận.”

 

10. Luật bồi hoàn

Bạn luôn phải bồi hoàn một cách đầy đủ cho những gì bạn làm, tích cực hay tiêu cực.

 

11. Luật phục vụ

Những phần thưởng trong đời bạn sẽ tỉ lệ thuận với giá trị sự phục vụ của bạn đối với những người khác.

Hệ quả:

– Tất cả mọi vận may bắt đầu bằng việc bán các dịch vụ cá nhân.

– Nếu bạn muốn tăng số lượng những phần thưởng của bạn, bạn phải tăng số lượng và chất lượng phục vụ của bạn.

– Mọi người làm việc vì tiền hoa hồng.

 

12. Luật Nỗ lực áp dụng

Tất cả những thành tựu xứng đều song hành với sự làm việc chăm chỉ.

Tuần làm việc trung bình đối với cả những người điều hành và những ông chủ doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ xấp xỉ 59 tới 60 giờ. Rất nhiều người thành đạt làm việc làm việc 70 đến 80 giờ mỗi tuần trong suốt những giai đoạn quan trọng hình.

Hệ quả:

– Tất cả những thành công vĩ đại thường đến sau một thời kì làm việc rất vất vả theo một định hướng duy nhất về phía mục đích đã được xác định rõ ràng.

– Bạn càng làm việc chăm chỉ thì bạn càng nhận được những điều may mắn.

– Để đạt được nhiều hơn một người trung bình, bạn phải làm việc nhiều hơn và chăm chỉ hơn một người trung bình.

 

13. Luật bồi hoàn nhiều hơn

Nếu bạn luôn làm nhiều hơn những gì bạn được trả, bạn sẽ luôn được trả nhiều hơn so với những gì giờ đây bạn đang được nhận.

 

14. Luật chuẩn bị

Muốn thực hiện hiệu quả thì trước hết phải chuẩn bị kĩ càng.

Hệ quả:

– Những thành công vĩ đại thường được quyết định bởi việc để ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

– “Làm mà không nghĩ là nguyên nhân của mọi sự thất bại.”

 

15. Luật năng lực bị ép buộc

Bạn càng có nhiều việc để làm trong một khoảng thời gian hữu hạn, bạn càng bị ép phải thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình.

Hệ quả:

– Không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc mà bạn phải làm.

– Chỉ bằng cách kéo căng bản thân bạn ra thì bạn mới có thể phát hiện khả năng thực sự của mình

– Bạn chỉ có thể thể hiện tiềm năng của mình ở mức độ cao nhất khi bạn tập trung vào việc sử dụng phần lớn thời gian quý báu của mình.

 

16. Luật quyết định

Mọi bước nhảy tiến về trước vĩ đại trong đời đều theo sau một quyết định rõ ràng và sự cam kết hành động.

Hệ quả:

– Hành động táo bạo và những sức mạnh vô hình sẽ đến để giúp bạn

– Những người thành đạt không nhất thiết phải là những người có các quyết định đúng, mà họ là những người làm cho quyết định của họ đúng.

– Khi bạn hoài nghi về bất kì lý do gì, hãy hành động như thể là điều đó không thể thất bại, và tiến về phía trước. Just do it

 

17. Luật sáng tạo

Mọi tiến bộ trong cuộc sống con người đều bắt đầu từ môt ý tưởng trong đầu óc của một con người đơn giản.

Hệ quả:

– Bất kì điều gì trí óc của con người có thể tin tưởng và nhận thức, điều đó có thể đạt được. (Napoleon Hill)

– Sự tưởng tượng thống trị thế giới. (Napoleon Bonaparte)

– Sự tưởng tượng quan trọng hơn thực tế. (Albert Einstein)

 

18. Luật mềm dẻo

Thành công được gặt hái một cách tốt nhất khi bạn trở lên rõ ràng về mục tiêu nhưng mềm dẻo về quá trình đạt đến đó.

Hệ quả:

– Liên tục trải nghiệm sự chịu đựng và thất vọng thường là một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang làm điều không đúng.

– Bạn càng có nhiều những chọn lựa và thay đổi được phát triển kĩ càng, bạn càng có nhiều tự do.

– Khủng hoảng là thay đổi đang cố xảy ra.

– Những giả định sai lầm nằm ở căn nguyên của mọi thất bại.

 

19. Luật kiên trì

Khả năng của bạn kiên trì trong việc đối mặt với những thất bại và thất vọng là mức độ niềm tin của bản thân bạn và khả năng thành công của bạn.

Hệ quả:

– Kiên trì là một hành động kỉ luật tự giác.

– “Đừng bao giờ đầu hàng; đừng bao giờ chịu thua.” (Winston Churchill)

 

III. Luật kinh doanh

20. Luật mục đích

Mục đích của một công việc kinh doanh là tạo ra và giữ khách hàng.

Hệ quả:

– Lợi nhuận là thước đo mức độ thực hiện mục đích của công ty.

– Lợi nhuận là giá trị của kinh doanh, giá trị của tương lai.

 

21. Luật tổ chức

Một tổ chức kinh doanh là một nhóm người tập họp cùng nhau vì một mục đích chung đó là tạo ra và giữ khách hàng.

 

22. Luật thỏa mãn khách hàng

Khách hàng luôn đúng.

– Theo một nghiên cứu tại trường Đại học Harvard, toàn bộ 68% số khách hàng không thỏa mãn, những người đã thay đổi nhà cung cấp của mình bởi vì sự thờ ơ lãnh đạm của một hay nhiều người trong công ty.

– Những công ty tốt nhất lúc nào cũng có những con người giỏi nhất.

– Nguyên tắc quan trọng của quản trị là đạt được thành quả tối đa trong việc đầu tư cho nguồn nhân lực đối với việc làm thỏa mãn các khách hàng.

 

23. Luật khách hàng

Khách hàng luôn tìm cách thỏa mãn lợi ích của mình bằng cách tìm kiếm giá cả rẻ nhất và chất lượng tốt nhất có thể.

– “Tất cả chúng ta có chung một ông chủ, đó là khách hàng, và anh ta có thể thiêu chúng ta bất cứ lúc nào anh ta muốn bằng cách quyết định mua ở một nơi khác.” (Sam walton)

– Khách hàng luôn cư xử có lý trong việc kiếm tìm con đường có ít trở ngại nhất để nhận được những gì họ muốn.

– Kế hoạch kinh doanh phù hợp luôn bắt đầu với khách hàng như là tâm điểm của sự chú ý và thảo luận.

 

24. Luật chất lượng

Khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng cao nhất và giá cả thấp nhất.

– Chất lượng là những gì khách hàng nói, cảm nhận và sẵn sàng trả giá.

– Chất lượng bao gồm cả sản phẩm hay dịch vụ và cách mà nó được bán, phân phối và bảo trì.

– Các công ty sinh lời tỉ lệ thuận với thứ bậc về chất lượng của chúng, và chất lượng là do khách hàng nhận thức.

 

25. Luật lỗi thời

Những gì đã từng tồn tại thì đang trở nên lỗi thời.

– Ngày mai sẽ khác với hôm nay.

– Đổi mới và phát triển liên tục rất quan trọng đối với tồn tại.

– Cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó.

 

26. Luật đổi mới

Tất cả những đột phá trong kinh doanh đều đến từ sự cách tân, từ việc mang đến một cái gì đó tốt hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, mới hơn hay hiệu quả hơn vào thị trường hiện tại.

 

27. Luật những nhân tố thành công quan trọng

Mọi công việc kinh doanh đều có một số nhân tố thành công chính. Những nhân tố này đo lường và quyết định thành công hay thất bại.

– Mỗi cá nhân có những nhân tố thành công riêng cho mình, việc thực hiện điều này quyết định tương lai kinh doanh của anh ta.

– Những nhân tố thành công quan trọng mà bạn yếu nhất xác định độ cao mà tại đó bạn có thể sử dụng tất cả những kĩ năng khác của mình.

 

28. Luật thị trường

Thị trường là nơi mà những người mua và người bán các sản phẩm và dịch vụ gặp nhau để thiết lập giá cả và quyết định việc phân phối tiền của, lao động, của cải vật chất và tất cả các yếu tố sản xuất.

 

29. Luật chuyên môn hóa

Để thành công trong một thị trường cạnh tranh, một sản phẩm hay dịch vụ phải được chuyên môn hóa để thực hiện một chức năng cụ thể và xuất sác trong việc thỏa mãn nhu cầu được xác định rõ ràng của khách hàng.

 

30. Luật phân biệt

Một sản phẩm hay dịch vụ phải có lợi thế cạnh tranh hay một khu vực xuất sắc tạo khả năng cho nó nổi trội hơn các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác bằng cách này hay cách khác nếu ta muốn nó thành công trong thị trường

 

31. Luật phân đoạn

Các công ty phải nhắm tới các nhóm khách hàng cụ thể hay phân các đoạn thị trường nếu họ muốn đạt được lượng bán quan trọng.

 

32. Luật tập trung

Sự thành công thị trường đến từ việc tập trung hết tâm sức vào việc bán hàng cho những khách hàng mà bạn đã phân đoạn, những người có thể được hưởng lợi nhiều nhất và tức thì từ những điểm đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ độc đáo

 

33. Luật xuất sắc

Thị trường trả những đền đáp và những phần thưởng xuất sắc cho sự thực hiện xuất sắc, các sản phẩm xuất sắc, và các dịch vụ xuất sắc.

Tổng kết: 5 nguyên tắc thành công trong kinh doanh

+ Sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng xuất sắc nhu cầu của khách hàng

+ Phải có 1 tiêu điểm ở mức độ toàn công ty tập trung vào việc tiếp thị, bán hàng và tạo thu nhập. Phần lớn sức lực quan trọng nhất của những người tài năng nhất trong công ty phải được tập trung vào khách hàng và vào việc bán nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận hơn nữa cho số lượng khách hàng nhiều nhất.

+ Các hệ thống lưu trữ sổ sách, kế toán, quản lý phát minh và kiểm soát chi phí nội bộ hiệu quả phải được tồn tại.

+ phải có một ý thức phương hướng rõ ràng và việc phối hợp giải quyết các công việc đội nhóm giữa những người quản lý và nhân viên trong tổ chức phải nhịp nhàng. Công

+ công ty nên không ngừng học hỏi, phát triển, đổi mới, và cải tiến. Người Nhật gọi điều này là quá trình Kaizen.

 

IV. Luật lãnh đạo

34. Luật liêm chính

Vai trò lãnh đạo vĩ đại trong kinh doanh được thể hiện bởi sự chân thực, tính trung thành và thẳng thắn, cần thiết đối với tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh.

Có 2 loại lãnh đạo cơ bản:

– Lãnh đạo theo hướng giải quyết: khả năng định hướng cho mọi người, quản lý các nguồn, và làm cho công việc được tiến triển.

– Lãnh đạo theo hướng chuyển hóa: kiểu lãnh đạo quan trọng nhất ngày nay, là khả năng thúc đẩy, tạo cảm hứng, đưa mọi người đến những mức độ cao của khả năng thực hiện.

 

35. Luật can đảm

Khả năng đưa ra các quyết định và hành động táo bạo để đối phó với những thất bại và nghịch cảnh là chìa khoá mở ra sự vĩ đại trong vai trò lãnh đạo.

 

36. Luật chủ nghĩa hiện thực

Những người lãnh đạo đối xử với thế giới như là chính nó chứ không phải họ muốn thế giới phải theo ý họ.

 

37. Luật quyền lực

Quyền lực hướng về người có thể sử dụng nó một cách hợp lý nhất để đạt được những kết quả mong muốn.

4 loại quyền lực:

– Quyền lực chuyên môn: bạn làm giỏi một cái gì đó một cách xuất sắc, từ đó mọi người sẽ trở nên tôn trọng và bị bạn thu hút

– Quyền lực cá nhân: còn được gọi là “trí tuệ cảm xúc”/trí tuệ xã hội, bạn được mọi người yêu mến, quý trọng vì những tính cách tốt đẹp của bạn

– Quyền lực địa vị: gắn liền với chức tước, vị trí xã hội. Loại quyền lực bao gồm quyền tuyển dụng và sa thải, thưởng và phạt. Nó có thể tách biệt với năng lực và tính cách.

– Quyền lực được gán cho: bạn vừa giỏi lại vừa được mọi người yêu mến vì chính con người bạn rất tốt. Mọi người công nhận bạn, đây là loại quyền lực mạnh mẽ nhất.

Mấu chốt của việc tạo ra, gìn giữ và gia tăng quyền lực chính là ở khả năng bạn tạo giá trị cho bạn trong mắt người khác, bạn phải trở nên có ích đối với mọi người, giúp họ thật nhiều và họ cảm nhận được giá trị đó từ bạn đến nỗi khó ai có thể thay thế. Càng hữu ích bao nhiêu thì bạn càng có nhiều quyền lực bấy nhiêu.

 

38. Luật tham vọng

Các nhà lãnh đạo có ước muốn mãnh liệt để lãnh đạo; họ có một tầm nhìn rõ ràng của một tương lai tốt đẹp hơn, những điều mà họ đã quyết tâm hiện thực hóa.

 

39. Luật lạc quan

Các nhà lãnh đạo chân chính bộc lộ sự tin tưởng rằng tất cả những khó khăn có thể được vượt qua và tất cả các mục đích có thể đạt được.

 

40. Luật thấu cảm

Các nhà lãnh đạo luôn nhạy cảm và ý thức về những nhu cầu, cảm xúc, và động cơ của những người mà họ lãnh đạo.

 

41. Luật kiên cường

Các nhà lãnh đạo khôi phục những thất bại, những thất vọng, và những đổ vỡ tạm thời, không thể tránh khỏi để làm bàn đạp tiến tới bất kì mục tiêu xứng đáng nào.

 

42. Luật độc lập

Các nhà lãnh đạo biết họ là ai và họ tin vào điều gì, và họ nghĩ cho bản thân họ.

 

43. Luật cảm xúc chính chắn

Các nhà lãnh đạo là những người bình thản, điềm tĩnh và có kiểm soát trong việc đối mặt với các vấn đề, những khó khăn và nghịch cảnh.

 

44. Luật thực hiện xuất sắc

Các nhà lãnh đạo luôn tận tâm với sự thực hiện xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh hiện tại và với sự không ngừng nâng cao.

 

45. Luật nhìn xa trông rộng (dự đoán tương lai)

Các nhà lãnh đạo có khả năng dự đoán trước và nhìn thấy trước tương lai.

 

V. Luật tiền tệ

46. Luật giàu có

Chúng ta sống trong một nhân gian giàu có, trong đó tiền bạc luôn có đủ cho những ai thực sự muốn nó và sẵn sàng tuân theo những luật chi phối sự mưu cầu đó.

 

47. Luật trao đổi

Tiền là phương tiện mà con người dùng để trao đổi sức lao động trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ với hàng hóa và dịch vụ của người khác.

– Số lượng tiền mà bạn kiếm được là thước đo về giá trị mà người khác đặt vào sự đóng góp của bạn.

– Để tăng số lượng tiền bạn đang nhận được, bạn phải tăng giá trị của công việc mà bạn đang công hiến.

 

48. Luật vốn

Tài sản quý nhất của bạn, xét về mặt dòng tiền, đó là vốn tinh thần và thể chất của bạn, khả năng kiếm tiền của bạn.

Hệ quả:

– Nguồn tài nguyên quý giá nhất của bạn là thời gian.

– Thời gian và tiền bạc có thể tiêu hoặc đầu tư.

– Một trong những đầu tư quan trọng về thời gian và tiền của của bạn là tăng khả năng kiếm tiền của bạn.

 

49. Luật triển vọng thời gian

Những người thành đạt nhất trong bất cứ xã hội nào là những người dành nhiều thời gian nhất để cân nhắc các quyết định hàng ngày của họ.

– Trì hoãn sự hài lòng là chìa khóa mở ra thành công về tài chính. (vượt qua sự cám dỗ hàng ngày trong việc chi tiêu cá nhân)

– Tự kỉ luật là phẩm chất quan trọng nhất để đảm bảo thành công về lâu về dài.

– Hy sinh trước mắt là cái giá mà bạn phải trả cho sự đảm bảo về lâu về dài.

 

50. Luật tiết kiệm

Sự tự do về tài chính đến với những ai tiết kiệm 10% trở lên từ thu nhập của mình trong suốt cuộc đời của họ.

Hệ quả:

– Hãy trả cho bản thân bạn trước đã. (George Clason)

 

51. Luật bảo toàn

Yếu tố quyết định tương lai về tài chính của bạn không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu.

 

52. Luật Parkinson

Chi phí luôn tăng lên để đáp ứng thu nhập.

Hệ quả:

– Độc lập về tài chính đến từ việc phá vỡ Luật Parkinsons.

– Nếu bạn làm cho các chi phí của bạn tăng lên ở mức độ chậm hơn so với thu nhập của bạn và bạn tiết kiệm hay đầu tư số tiền chênh lệch đó thì bạn mới trở nên độc lập về tài chính trong cuộc đời lao động của

 

53. Luật con số 3

Cái ghế đẩu của sự tự do về tài chính có ba chân: tiết kiệm, bảo hiểm và đầu tư.

Hệ quả:

– Để được hoàn toàn bảo vệ chống lại những điều không mong đợi, bạn cần phải có khoản tiết kiệm tiền mặt tương đương với từ 2 đến 6 tháng tiêu dùng trung bình.

– Bạn phải mua bảo hiểm tương xứng đề phòng bất kì trường hợp khẩn cấp nào mà bạn không thể trả vì số tiền lớn hơn tài khoản ngân hàng của bạn.

– Mục tiêu tài chính cuối cùng của bạn nên là tích lũy tư bản cho đến khi những đầu tư của bạn trả cho bạn nhiều hơn những gì bạn kiếm được từ công việc của bạn.

 

54. Luật đầu tư

Điều tra trước khi bạn đầu tư.

Hệ quả:

– Điều dễ dàng duy nhất đối với tiền bạc là làm mất nó.

– Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đánh mất một ít, rốt cục bạn sẽ bị mất rất nhiều.

– Chỉ đầu tư với các chuyên gia những người đã có bảng thành tích đã được chứng minh về sự thành công với tiền của chính họ.

 

55. Luật lãi gộp

Đầu tư tiền của bạn một cách cẩn thận và hãy để cho nó nhân lên với lợi nhuận kép và cuối cùng làm giàu cho bạn.

Hệ quả:

– Chìa khóa mở ra lãi kép là cất tiền đi và đừng bao giờ đụng đến nó.

 

56. Luật tích lũy

Mọi thành tựu vĩ đại về tài chính đều là sự tích lũy của hàng trăm những nỗ lực và hy sinh nhỏ mà chẳng ai từng nhìn nhận và coi trọng.

 

57. Luật sức hấp dẫn

Bạn càng tiết kiệm và tích lũy nhiều, bạn càng thu hút nhiều tiền vào cuộc đời mình.

 

58. Luật tăng gia tốc

Bạn càng di chuyển về phía tự do tài chính, nó càng di chuyển nhanh về phía bạn.

 

VI. Luật bán hàng

59. Luật bán hàng

Không có gì xảy ra cho đến khi một hoạt động bán hàng xảy ra.

 

60. Luật quyết định

Bạn lên cao bao nhiêu chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn trèo cao thế nào.

Hệ quả:

– Bạn phải cam kết là người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.

– Để đạt được mục tiêu bán hàng cao, bạn phải đặt chúng vào vị trí thứ nhất.

– Bạn không thể bay với những con đại bàng nếu bạn tiếp tục đàn đúm với những con gà tây.

 

61. Luật nhu cầu

Mọi quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ là một sự cố gắng để thỏa mãn một nhu cầu hay giảm một sự bất mãn nào đó.

Hệ quả:

– Trước khi bán bất kì thứ gì cho bất kì ai, người bán hàng phải rõ ràng về nhu cầu mà khách hàng đang muốn thỏa mãn.

– Thành công về bán hàng đến từ việc thỏa mãn các nhu cầu hiện tại, chứ không phải phát sinh các nhu cầu mới.

– Nhu cầu càng cơ bản, thì sự trình bày bán hàng càng cơ bản.

– Nhu cầu càng phức tạp thì sự trình bày càng phải phức tạp và tinh tế.

– Những nhu cầu rõ ràng thường không phải là những nhu cầu thực tế mà từ đó sản phẩm được mua.

 

62. Luật các vấn đề

Mọi sản phẩm và dịch vụ đều được xem là giải pháp cho một vấn đề hay lời giải cho một sự việc không chắc chắn.

Hệ quả:

– Khách hàng mua giải pháp chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ.

– Vấn đề hay nhu cầu của khách hàng càng cấp bách, thì sự nhạy cảm về giá cả càng ít và hàng bán càng dễ dàng.

 

63. Luật thuyết phục

Mục đích của quá trình bán đó là thuyết phục khách hàng rằng họ sẽ trở nên phong lưu hơn khi họ bỏ số tiền cần thiết ra mua sản phẩm.

 

64. Luật an toàn

Sự khao khát sâu sắc nhất của bản chất con người là sự khao khát được đảm bảo đảm về tình cảm, tài chính và cá nhân.

 

65. Luật rủi ro

Mạo hiểm là hiển nhiên trong bất kì sự đầu tư về thời gian, tiền bạc hay tình cảm nào.

 

66. Luật tin tưởng

Sự tin tưởng ràng buộc giữa người mua và khách hàng là nền móng của sự bán hàng thành công.

Hệ quả:

– Bạn xây dựng mối quan hệ bán hàng có độ tin tưởng cao bằng cách đặt những câu hỏi nhằm vào việc xác định những nhu cầu thực sự của khách hàng mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể thỏa mãn.

– Người bán hàng thành công nghe nhiều gấp hai lần so với họ nói.

– Lắng nghe sẽ xây dựng được sự tin tưởng.

 

67. Luật các mối quan hệ

Tất cả mọi việc bán hàng rốt cuộc là mối quan hệ bán hàng.

Hệ quả:

– Khách hàng muốn mối quan hệ trước.

– Các cuộc bán hàng phức tạp, mối quan hệ vẫn tiếp tục sau khi bán.

– Mối quan hệ quan trọng hơn sản phẩm hay dịch vụ.

 

68. Luật tình bạn

Một người sẽ không mua của bạn cho đến khi được thuyết phục rằng bạn là một người bạn và luôn đem lại những điều tốt nhất cho anh ta hay chị ta.

 

69. Luật địa vị

Nhận thức của khách hàng về bạn và về công ty bạn là niềm tin của anh ta và quyết định hành vi mua của anh ta với bạn.

 

70. Luật triển vọng

Cách quan sát của khách hàng về bạn sẽ quyết định thu nhập của bạn.

Hệ quả:

– Những người kiếm tiền đỉnh cao trong ngành bán hàng được xem như là những người tư vấn, những người giúp đỡ, những người hướng dẫn và những người cố vấn đối với khách hàng của họ, chứ không phải như những người bán hàng.

 

71. Luật lập kế hoạch trước

Những người bán hàng giỏi nhất chuẩn bị rất kĩ trước mọi cuộc điện thoại.

 

72. Luật động cơ ngược

Mọi người thích mua, những không ai thích bị người ta bán cho.

 

VII. Luật đàm phán thương lượng

73. Luật đàm phán tổng quát

Mọi thứ đều có thể thương lượng được.

 

74. Luật tương lai

Mục đích của thương lượng đó là đạt đến một thỏa thuận mà cả hai bên được thỏa mãn các nhu cầu của họ và có động cơ để thực hiện những thỏa thuận của họ và để tiến hành những đàm phán tiếp theo trong tương lai với cùng

 

75. Luật cùng thắng hoặc không thỏa thuận

Trong một vụ đàm phán thành công, cả hai bên nên hoàn toàn thỏa mãn với kết quả và cảm thấy rằng mỗi bên đã “chiến thắng” và không cần phải tiến hành thỏa thuận nào hết.

 

76. Luật những khả năng vô hạn

Bạn luôn đạt được một thỏa thuận tốt hơn nếu bạn biết cách.

Hệ quả:

– Nếu bạn muốn có một thỏa thuận tốt hơn, hãy nêu lên yêu cầu đó.

– Bất kì giá gợi ý là gì, hãy luôn phản ứng với sự ngạc nhiên, lưỡng lự và thất vọng.

– Luôn thể hiện cho người khác biết rằng bạn có thể mua được sự tốt hơn ở một nơi khác.

 

77. Luật con số 4

Luôn có 4 vấn đề cần được quyết định trong bất kì cuộc thương lượng nào; tất cả mọi thứ khác đều phụ thuộc vào các vấn đề này.

Hệ quả:

– Trong 4 vấn đề chính trong bất kì cuộc đàm phán nào, một vấn đề sẽ là vấn đề chính và ba vấn đề kia sẽ là những vấn đề phụ.

 

78. Luật thời gian

Thời gian là tất cả trong một cuộc đàm phán thương lượng.

Hệ quả:

– Nhu cầu càng cấp bách, người đàm phán càng kém hiệu quả.

– Ai mà để cho bản thân mình ở vào trạng thái vội vã sẽ đạt được sự mặc cả ít nhất.

– Bạn quyết định 80% những vấn đề sống còn trong bất kì cuộc đàm phán nào trong 20% thời gian còn lại được phân chia cho cuộc đàm phán. (Lúc càng cuối đường càng quan trọng)

 

79. Luật điều khoản

Các điều khoản về thanh toán có thể quan trọng hơn giá cả trong một cuộc đàm phán thương lượng.

Hệ quả:

– Bạn có thể đồng ý với hầu hết mọi mức giá nếu bạn có thể quyết định các điều khoản khác

– Đừng bao giờ chấp nhận ở lần chào giá đầu tiên, bất kể sự chào giá đó tốt đẹp thế nào.

– Đừng bao giờ từ chối một sự chào giá ngay lập tức, bất kể là nó vô lý thế nào khi bạn mới nghe thấy nó.

 

80. Luật đề phòng

80% hoặc nhiều hơn trong thành công của bạn trong bất kì cuộc đàm phán nào cũng sẽ được quyết định bởi việc bạn chuẩn bị trước tốt như thế nào.

Hệ quả:

– Thực tế là tất cả.

– Một chi tiết nhỏ cũng có thể là tất cả những gì bạn cần trong một cuộc đàm phán.

– Kiểm tra các giả định của bạn; những giả định sai lầm nằm ở gốc rễ của phần lớn các sai lầm.

 

81. Luật quyền hạn

Bạn chỉ có thể đàm phán thành công với người có quyền hạn trong việc đồng ý các điều khoản mà bạn thỏa thuận.

Hệ quả:

– Khi đàm phán với ai đó không thể đưa ra được quyết định cuối cùng, bạn cũng phải thể hiện mình như một người không thể đưa ra được quyết định cuối cùng.

 

82. Luật sự đảo ngược

Đặt bản thân bạn vào vị trí của người khác để cho phép bạn chuẩn bị và đàm phán một cách phù hợp hơn.

 

83. Luật quyền lực lớn hơn

Người có quyền lực lớn hơn, thực sự hay tưởng tượng, sẽ đạt được thỏa thuận có lợi hơn trong bất kì cuộc đàm phán nào.

Hệ quả:

– Mọi người sẽ không đàm phán với bạn trừ phi họ cảm thấy bạn có quyền lực để giúp họ hay làm hại họ bằng cách này hay cách khác.

– Quyền lực là một vấn đề về nhận thức; nó nằm trong mắt của người quan tâm.

 

84. Luật mong muốn

Người nào muốn cuộc đàm phán thành công thì người đó sẽ có quyền lực thỏa thuận ít nhất.

Hệ quả:

– Dù bạn có muốn điều gì đó thế nào chăng nữa, bạn nên tỏ ra là trung tính và không lệ thuộc.

– Bạn càng làm cho người khác muốn nó, bạn càng đạt được thỏa thuận có lợi cho mình.

 

85. Luật tương hỗ

Mọi người có một nhu cầu tiềm ẩn sâu sắc đền đáp lại những gì được làm cho họ.

Hệ quả:

– Bên thứ nhất đưa ra nhượng bộ là bên muốn thương vụ nhất.

– Mọi sự nhượng bộ bạn đưa ra trong một vụ đàm phán nên được đổi lại bằng một sự nhượng bộ ngang bằng từ phía bên kia.

– Những nhượng bộ nhỏ đối với những vấn đề nhỏ sẽ giúp bạn yêu cầu những nhượng bộ lớn đối với những vấn đề lớn.

 

86. Luật bỏ đi

Bạn sẽ không bao giờ biết giá cả và các điều khoản cuối cùng cho đến khi bạn đứng dậy và bỏ đi.

Hệ quả:

– Quyền lực nằm ở bên phía người có thể bước đi không lưỡng lự.

– Bước ra khỏi bàn đàm phán chỉ là một cách thương lượng khác.

 

87. Luật kết thúc

Không có vụ đàm phán nào đã từng kết thúc.

Hệ quả:

– Nếu bạn không phấn khởi với kết quả đàm phán hiện có, yêu cầu tái đàm phán.

– Sử dụng suy nghĩ không căn cứ trên một nền tảng phổ biến bằng cách tự hỏi mình nếu tôi có thể thương lượng sự dàn xếp này một lần nữa, tôi có đồng ý với cùng những điều khoản như thế này không?

 

VIII. Luật quản lý thời gian

88. Luật rõ ràng

Bạn càng rõ ràng về các mục tiêu và mục đích của mình, bạn càng có nhiều năng lực và hiệu quả trong việc đạt được chúng.

 

89. Luật ưu tiên

Khả năng của bạn đặt ra các ưu tiên rõ ràng và chính xác về thời gian quyết định toàn bộ chất lượng của cuộc đời bạn.

 

90. Luật đến sau

Trước khi bạn bắt đầu một việc gì mới, bạn phải đoạn tuyệt với một cái gì đó cũ.

 

91. Luật tài sản quý nhất

Tài sản quý nhất của bạn là khả năng kiếm tiền của bạn.

 

92. Luật lập kế hoạch

Dành một phút lập kế hoạch sẽ tiết kiệm được mười phút thực hiện.

 

93. Luật giải thưởng

Phần thưởng của bạn sẽ luôn được quyết định bởi kết quả của bạn.

 

94. Luật kết quả

Việc quản lý thời gian cho phép bạn kiểm soát kết quả của những sự kiện trong cuộc sống của bạn.

 

95. Luật đòn bẩy

Một số việc bạn làm sẽ giúp bạn hoàn thành nhiều hơn so với bạn muốn nếu bạn dành cùng khoảng thời gian cho các hoạt động khác.

 

96. Luật đúng lúc

Khả năng hành động nhanh hơn những người khác có thể là tài sản vĩ đại nhất của bạn.

 

97. Luật thực hành

Liên tục thực hành một kĩ năng quan trọng sẽ giảm thời gian cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ và tăng kết quả đạt được.

 

98. Luật áp lực thời gian

Không bao giờ có đủ thời gian để làm mọi việc, nhưng có đủ thời gian để làm những việc quan trọng nhất.

 

99. Luật giải quyết đơn nhất

Khả năng bắt đầu và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn quyết định sản lượng của bạn hơn bất kì kĩ năng nào khác.

 

100. Luật năng lực

Bạn có thể nâng cao năng lực và hiệu quả của mình bằng cách trở nên tốt hơn và tốt hơn trong những nhiệm vụ quan trọng của bạn.

 

  Kết luận

Hãy bắt đầu ngay bây giờ – Just do it.

Người tóm tắt: Trần Hóa Long

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.