Lợi Ích, Cấu Trúc, Các Loại Của Sơ Đồ Tư Duy

Lợi Ích, Cấu Trúc, Các Loại Của Sơ Đồ Tư Duy

2,942 lượt xem

phương pháp ghi chú kiểu truyền thống không hiệu quả như chúng ta thường nghĩ, vậy một công cụ ghi chú hiệu quả phải như thế nào? Câu trả lời là: một công cụ ghi chú hiệu quả phải tận dụng được những từ khóa cũng như các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Với cách ghi chú như thế, cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của não bộ sẽ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Sơ Đồ Tư Duy (phát minh bởi Tony Buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp bạn đạt được tất cả các yếu tố trên. Đó chính là lý do tại sao Sơ Đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu.

sơ đồ tư duy hệ thống hóa một cách dễ dàng

Nguyên tắc Trí Nhớ Siêu Đẳng + Từ khóa + Não trái phải = Sơ Đồ Tư Duy

LỢI ÍCH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY

Đường kẻ

Sơ đồ tư duy giúp việc học trở nên nhẹ nhàng hơn

1.SƠ ĐỒ TƯ DUY GIÚP BẠN TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÌ NÓ CHỈ TẬN DỤNG CÁC TỪ KHÓA

Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức như thế được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ lỡ bất kỳ một thông tin quan trọng nào tron sơ đồ tư duy. Tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao trong kỳ thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Bạn có thể tưởng tượng bạn có bao nhiêu lợi thế so với bạn bè không? Khi cần phải ôn lại bài trước ngày thi, bạn có thể ôn lại toàn bộ chương sách dài 20 trang chỉ bằng việc ôn lại 2-3 trang Sơ Đồ Tư Duy. Bạn của bạn có thể phải mất một tiếng để hoàn tất việc ôn lại cùng một chương sách mà vẫn có thể bỏ sót thông tin, trong khi bạn chỉ cần 20 phút để ôn lại toàn bộ kiến thức một cách hoàn chỉnh.

Sơ đồ tư duy gồm 4 nhánh

Sơ đồ tư duy giúp hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học và dễ nhớ hơn

2. SƠ ĐỒ TƯ DUY TẬN DỤNG ĐƯỢC CÁC NGUYÊN TẮC CỦA TRÍ NHỚ SIÊU ĐẲNG

Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng, ngoài việc tận dụng các từ khóa, Sơ Đồ Tư Duy còn tận dụng được các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài nhanh của bạn.

a. SỰ HÌNH DUNG

Sơ Đồ Tư Duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Đối với não bộ, Sơ Đồ Tư Duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán.

b. SỰ LIÊN TƯỞNG

 Sơ Đồ Tư Duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể nhìn thấy ngay “Tác động thời tiết” bao gồm 3 loại tác động (“Tác động xói mòn”, “Tác động cơ học”, “Tác động hóa học”) và “Mức độ tác động”. Bạn cũng có thể thấy ngay lập tức “Tác động cơ học” của thời tiết có hai ý chính. Đó là “Định nghĩa tác động cơ học” và “Các loại tác động cơ học”

c. LÀM NỔI BẬT SỰ VIỆC

Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, Sơ Đồ Tư Duy cho phép bạn làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Hơn nữa, việc Sơ Đồ Tư Duy dùng rất nhiều màu sắc khiến bạn phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình. Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, Sơ Đồ Tư Duy giúp bạn tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì bạn được học.

3. SƠ ĐỒ TƯ DUY SỬ DỤNG CẢ HAI BÁN CẦU NÃO CÙNG MỘT LÚC

Một lần nữa, xin được nhấn mạnh rằng: Sơ Đồ Tư Duy thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài.

CẤU TRÚC SƠ ĐỒ TƯ DUY

Đường kẻ
Một cách điển hình, Sơ Đồ Tư Duy có cấu trúc như sau:

Cấu trúc chung của một sơ đồ tư duy
Xin lưu ý rằng không giống như cách viết thông thường, Sơ Đồ Tư Duy không xuất phát từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống.
Thay vào đó, Sơ Đồ Tư Duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Do đó, bạn sẽ thấy các từ ngữ nằm bên trái Sơ Đồ Tư Duy nên được đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Các mũi tên xung quanh Sơ Đồ Tư Duy bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin trong sơ đồ. Các số thứ tự cũng là một cách hướng dẫn khác.

sơ-đồ-tu-duy-gồm-4-nhánh

Bốn nhánh chính trong sơ đồ tư duy
Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong Sơ Đồ Tư Duy phía trên được gọi nhánh chính. Sơ Đồ Tư Duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của Sơ Đồ Tư Duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. Bạn hãy tham khảo các mũi tên màu đen trong hình vẽ.
Tuy nhiên, các từ khóa được viết và đọc theo hướng từ trên xuống dưới trong cùng một nhánh chính.

CÁC LOẠI SƠ ĐỒ TƯ DUY

Đường kẻ

Có ba loại Sơ Đồ Tư Duy cơ bản nhằm giúp bạn sắp xếp kiến thức và học tập một cách hiệu quả.

1. SƠ ĐỒ TƯ DUY THEO ĐỀ CƯƠNG

Dạng đầu tiên là Sơ Đồ Tư Duy theo Đề Cương (còn gọi là Sơ Đồ Tư Duy Tổng Quát). Dạng này được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách.

Dạng Sơ Đồ Tư Duy này mang lại một cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học. Những Sơ Đồ Tư Duy theo đề cương khổng lồ về các môn học dán trên tường sẽ rất hữu ích cho bạn. Chúng giúp bạn có khái niệm về số lượng kiến thức bạn phải chuẩn bị cho kỳ thi. Bạn nên tạo Sơ Đồ Tư Duy theo Đề Cương cho mỗi môn học. Hình vẽ bên dưới là một Sơ Đồ Tư Duy theo Đề Cương dành cho môn toán.

đề cương môn toán

2. SƠ ĐỒ TƯ DUY THEO CHƯƠNG

Kế tiếp, bạn phải vẽ Sơ Đồ Tư Duy cho từng chương sách riêng biệt. Đối với các chương ngắn khoảng 10-12 trang, bạn có thể tập trung tất cả thông tin trên một trang Sơ Đồ Tư Duy.

Đối với những chương dài khoảng 20 trang trở lên, bạn có thể cần đến 2-3 trang Sơ Đồ Tư Duy. Cho nên, giả sử bạn đang vẽ Sơ Đồ Tư Duy về chương “Vật chất”, bạn có thể đánh dấu các trang Sơ Đồ Tư Duy của bạn là “Vật chất 1”, “Vật chất 2”, vân vân.

Một điều quan trọng nữa bạn nên nhớ rằng một Sơ Đồ Tư Duy lý tưởng không nên chỉ lưu lại những ý chính mà còn phải thể hiện đầy đủ tất cả các chi tiết hỗ trợ quan trọng khác.

Bạn có thể kèm thêm các bảng dữ liệu, đồ thị và các loại biểu đồ khác trong Sơ Đồ Tư Duy nếu cần thiết.

3. SƠ ĐỒ TƯ DUY THEO ĐOẠN VĂN

Một cách khác là vẽ Sơ Đồ Tư Duy theo từng đoạn văn nhỏ trong sách. Mỗi Sơ Đồ Tư Duy dùng để tóm tắt một đoạn văn hoặc một trích đoạn trong sách.

Sơ Đồ Tư Duy theo đoạn văn giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại đoạn văn đó. Bạn có thể vẽ những Sơ Đồ Tư Duy tí hon này lên những nhãn dán nhỏ và đính chúng trong sách giáo khoa của bạn.

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.