[Copycat] Review Sách “Đột Phá Tư Duy Kinh Doanh” - Các doanh nghiệp phải làm sao để có thể phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0

[Copycat] Review Sách “Đột Phá Tư Duy Kinh Doanh” - Các doanh nghiệp phải làm sao để có thể phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0

6,317 lượt xem

 “Đột Phá Tư Duy Kinh Doanh”- Các doanh nghiệp phải làm sao để có thể phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Thông qua cuốn sách Đột phá tư duy kinh doanh, Giáo sư chuyên ngành Quản lý và Đổi mới của Trường Kinh doanh IMD, Howard Yu đã sáng suốt chỉ ra cho độc giả thấy rằng để thành công trên thị trường ngày nay, các chủ doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những chiến lược ngăn chặn những công ty ăn theo, mà còn phải đột phá sang lĩnh vực kiến thức mới và tái định hình sản phẩm, dịch vụ.

   Các bạn có thể sở hữu cho mình cuốn sách Đột phá kinh doanh thời đại 4.0 ở dưới đây nhé: 

line>> Xây dựng hệ thống kinh doanh đột phá   Tại đây

 >> Đột phá tư duy kinh doanh   Tại đây

>> Bí quyết xây dựng cơ nghiệp bạc tỷ   Tại đây

 

Khi thị trường rộng mở, công nghệ tiện lợi, sự cạnh tranh ngày một khó chịu hơn. Chưa bao giờ các doanh nghiệp phải lo lắng với những kẻ sao chép ý tưởng và bán với giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm gốc như hiện nay. Nói một cách đơn giản, việc tìm kiếm một vị trí độc tôn, đảm bảo lợi thế bền vững của một công ty trong xã hội 4.0 chỉ là ảo tưởng. Tài sản trí tuệ, định vị thị trường, nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất và thậm chí là mạng lưới phân phối không thể giúp các công ty tồn tại lâu dài trong cuộc chiến cạnh tranh.

Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: Các doanh nghiệp phải làm sao để có thể phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0? Trong một thời đại mà sự thăng hoa của công nghệ đem đến cả những mặt tích cực và tiêu cực cho thị trường, chưa bao giờ vấn nạn đánh cắp trí tuệ lại trở nên cam go như bây giờ. Trong thế giới hiện tại, mọi thứ đều có thể bị sao chép. Một doanh nghiệp luôn có rất nhiều đối thủ trên thị trường, và trong kỷ nguyên 4.0, họ phải đối mặt với một “kẻ thù” vô cùng khó chịu mang tên “Copycat”.

kẻ thù vô cùng khó chịu mang tên Copycat

Thế nhưng, trong một thị trường hỗn loạn, vẫn nổi lên những doanh nghiệp phát triển bền vững và trở nên thịnh vượng. Sự đột phá đó đến từ đâu? Hãy cùng Giáo sư Howard Yu tìm câu trả lời thông qua Đột phá tư duy trong kinh doanh.

Cạnh tranh trong một thế giới nơi mọi thứ đều có thể bị sao chép

line

Vượt qua đối thủ cạnh tranh là rất khó và làm điều đó xuyên suốt nhiều thập kỷ hay cả thế kỷ dường như là điều bất khả thi. Kể từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp vĩ đại, mỗi quốc gia đều làm giàu bằng cách bắt chước những nước khác. Người Pháp bắt chước người Anh, người Mỹ bắt chước người Đức và người Nhật bắt chước gần như tất cả những nước còn lại. Trong cuộc cạnh tranh này, vô số kẻ đã bỏ cuộc, nhưng vẫn còn những công ty tiên phong tiếp tục duy trì và thậm chí phát triển thịnh vượng hơn theo thời gian. Họ xứng đáng được gắn mác “Tiên phong” bởi khả năng thích nghi tuyệt vời của mình.

Trong thế giới biến động như hiện nay, việc tìm kiếm một vị trí độc tôn, đảm bảo lợi thế bền vững của một công ty vốn dĩ chỉ là sự ảo tưởng. Tài sản trí tuệ, định vị thị trường, nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất và thậm chí là mạng lưới phân phối không thể giúp các công ty tồn tại lâu dài trong cuộc chiến cạnh tranh. Không có lời cam kết giá trị nào có thể trường tồn với thời gian, dù độc đáo đến đâu. Thiết kế đẹp và ý tưởng hay sẽ bị sao chép bất chấp luật sáng chế và các bí mật thương mại. Với các doanh nghiệp, chưa bao giờ “kẻ thù” mang tên “Copycat” lại trở nên khó chịu như bây giờ. Cách duy nhất để phát triển trong những điều kiện như vậy chính là phải đột phá. Các công ty tiên phong phải liên tục trau dồi kiến thức để tận dụng hoặc sáng tạo ra cách sản xuất sản phẩm hoặc phân phối dịch vụ. Nếu thiếu vắng những nỗ lực này, họ sẽ luôn bị những kẻ đến sau bắt kịp.

Vậy thì, tại sao các công ty tiên phong không tạo ra đột phá thường xuyên hơn? Vấn đề nhức nhối nằm ở chỗ, các CEO phải chịu áp lực vô cùng lớn để đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Những thứ có lợi về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu ngắn hạn. Do vậy, để luôn sẵn sàng tạo ra đột phá thì đòi hỏi một cách tư duy và lãnh đạo doanh nghiệp khác biệt.

Lợi thế cạnh tranh phải chăng chỉ là nhất thời?

Lợi thế cạnh tranh phải chăng chỉ là nhất thời?

line

Các doanh nghiệp luôn nỗ lực tạo dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh nhằm tìm được chỗ đứng trên thị trường. Lợi thế cạnh tranh có thể được xây dựng từ các yếu tố hữu hình như sản phẩm, cơ sở vật chất,..., và cũng có thể xuất phát từ những yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín doanh nghiệp,.... Với nhiều doanh nghiệp, họ quan niệm rằng lợi thế cạnh tranh là một yếu tố sống còn, nó gắn liền trực tiếp với vận mệnh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi kiến thức chín muồi, những kẻ chuyên đi sao chép sẽ bắt kịp được các doanh nghiệp tiên phong. Nghe có vẻ phi lý nhưng đó là thực tế. Bởi những kẻ đến sau này thường sẽ phát triển được các hệ thống có chi phí thấp hơn, trong khi không hề thừa hưởng bất kỳ tay nghề thủ công hay cơ sở vật chất nào từ thế hệ đi trước. Hệ quả là họ sẽ dễ dàng gây áp lực lên những công ty tiên phong trong ngành. Lịch sử đã từng chứng kiến rất nhiều phi vụ chiến thắng của các “Copycat”. Có thể kể đến thất bại của “Những chiếc đàn dương cầm Steinway”. Steinway đã không thể đánh bại Yamaha mặc cho chiếc đàn dương cầm tinh xảo nhất thế giới là do nghệ nhân của Steinway tạo ra. Thất bại này là một điển hình cho cú xoay chuyển “Khi thế mạnh trở thành điểm yếu”, còn gọi là “Quỹ đạo xoay chuyển thế mạnh thành yếu điểm”.

Liệu rằng, duy trì lợi thế cạnh tranh có là một điều khả thi? Để ngăn chặn quỹ đạo nguy hiểm này đòi hỏi các CEO phải đánh giá lại kiến thức nền tảng hoặc chủ chốt của doanh nghiệp cùng độ chín muồi của chúng. Xác định được nơi bản thân đang đứng chính là bước đầu tiên cần làm. Do vậy, các nhà quản lý phải tự hỏi chính mình nền tảng kiến thức nào đóng vai trò hệ trọng nhất tại công ty của họ. Kiến thức chủ chốt của doanh nghiệp họ là gì? Nó đã chín muồi hay đang phát triển và phát triển đến đâu? Các CEO luôn phải nỗ lực tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó.

Đột phá chính là điều rất quan trọng trong việc tạo dựng lợi thế cạnh tranh tức thì và xa hơn là sự phát triển thịnh vượng. Thông qua đột phá kinh doanh, các doanh nghiệp có thể vượt ra khỏi quỹ đạo và bỏ những “Copycat” tiềm tàng lại phía sau. Vậy nếu tạo đột phá quan trọng đến như vậy thì thời điểm thích hợp nhất là khi nào?

Cho dù chỉ là trong nhận thức hay là thực tế, một cuộc khủng hoảng doanh nghiệp thôi cũng đủ để thúc đẩy các lãnh đạo cấp cao thực hiện một chiến lược tái định hướng ngay lập tức. Để phá vỡ thế bị kìm kẹp của tổ chức hiện tại, các nhà lãnh đạo nên công bố một chiến lược mới, đồng thời tập trung phân bổ nguồn lực để đầu tư vào những lĩnh vực mới hoặc gạt bỏ những dự án không còn hứa hẹn. Nhưng thay đổi đột ngột như vậy trên diện rộng cũng có thể khiến công ty phải gánh chịu những rủi ro lớn bởi không hề có kế hoạch dự trù khi gặp sai lầm. Do đó, tốt hơn hết là hãy thử nghiệm, đặt cược nhỏ hơn khi vẫn còn thời gian. Trên thực tế, nhà lãnh đạo không cần phải dự đoán chính xác nơi công ty mình sẽ tạo nên đột phá kế tiếp, thay vào đó, hãy đột phá khi vẫn còn đủ thời gian.
 

Đây cũng là một bài học quan trọng. Các CEO thành công thường ưu tiên hành động hơn. Nhưng quan trọng hơn hết chính là phải biết tách tạp âm ra khỏi tín hiệu báo hiệu làn sóng mới quanh mình. Để lắng nghe cẩn thận những tín hiệu đúng thường đòi hỏi tính kiên nhẫn và kỷ luật. Nắm bắt cơ hội không đồng nghĩa rằng bạn phải là người tiên phong, thay vào đó, hãy đi đúng đường với đủ dũng cảm và quyết tâm. Để tạo nên đột phá thành công, bạn phải lĩnh hội được hai khía cạnh trái ngược sau:

line ngangSự kiên nhẫn chờ đợi và quyết tâm hành động, ở trạng thái kết hợp và cân bằng, thường sẽ mang lại cho chúng ta quả ngọt.

Tối đa hóa lợi nhuận để đạt kết quả cao nhất

Ba yếu tố đòn bẩy đang viết lại các quy tắc cạnh tranh

line

Để đưa ra một chiến lược tích hợp, mọi nhà lãnh đạo tài năng đều phải bắt đầu từ những câu hỏi lớn sau đây: Tôi đang sống ở thế giới nào? Đâu là những xu hướng dẫn đầu trong thế giới ấy? Làm thế nào để điều chỉnh hoạt động của công ty sao cho tận dụng tối đa các xu hướng ấy và loại bỏ những điều tồi tệ nhất?

Hai xu hướng đan xen đang thúc đẩy tất cả các công ty vững bước vào thế kỷ XXI chính là “Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cỗ máy thông minh” và “Sự xuất hiện của “Kết nối mọi nơi”. Khi công nghệ mới được giới thiệu, xã hội sẽ chuyển mình, cùng với đó là cách chúng ta làm việc trong tương lai. Chúng ta nhận thấy rằng “Kết nối mọi nơi” khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến theo hướng phân tán quyền lực. Máy móc thông minh cũng tự động hóa kiến thức chuyên gia và cuối cùng, hoạt động quản lý vẫn do con người đảm nhận, nhưng đòi hỏi óc sáng tạo, hiểu biết xã hội và lòng thấu cảm ở mức cao.
 

Máy móc thông minh đang phát triển. Sự phát triển hiện tại của AI cũng không khác gì những năm đầu điện ra đời, thay thế cho động cơ hơi nước trong sản xuất. Đầu thế kỷ XX, hầu hết các nhà máy dệt vẫn hoạt động dựa trên năng lượng nước chảy và bánh xe nước. Nhà máy phải được xây dựng xung quanh động cơ hơi nước, và vì vậy, hiệu quả công việc không cao. Thú vị thay, khi các nhà máy sử dụng điện, các kỹ sư vẫn chưa thể bố trí dây chuyền lắp ráp hiện đại. Thay vào đó, họ nhóm các động cơ điện trong một cụm lớn và bỏ qua lợi ích phân tán nhân công để tối ưu hóa công việc. Phải mất gần hai thập kỷ sau họ mới có thể khai phá toàn bộ lợi ích từ điện.

Ngày nay, các tổ chức lớn vẫn có xu hướng cho rằng AI là một công cụ giúp cắt giảm chi phí sẽ thay thế lao động con người trong các công việc bàn giấy. Mặc dù điều này có thể rất quan trọng, tiềm năng lớn nhất lại sâu xa hơn nhiều. Các thuật toán tự học sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các giao dịch kinh tế, bao gồm quản lý năng lượng, chăm sóc sức khỏe, tài chính, pháp lý, giao thông vận tải và khá nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

line ngangThời buổi kinh doanh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thật mạo hiểm.

Ba yếu tố đòn bẩy đang viết lại các quy tắc cạnh tranh

Một quyết định táo bạo lúc nào cũng có vẻ khả thi, cho đến khi nó sai.

line

Để thúc đẩy quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở, nhà quản lý phải thường xuyên thử nghiệm để đẩy lùi sự thiếu hiểu biết và đưa ra kết luận với mức độ quen thuộc nhất định. Các giả định quan trọng phải được xác định trước và sau đó, phải được chứng minh là đúng thông qua các thử nghiệm nghiêm ngặt. Những tổ chức như WeChat, Common Ground, Recruit Holdings đã theo đuổi phương pháp tiếp cận tiến hóa bằng cách thử nghiệm rất nhiều lần cho đến khi đạt đến thời điểm quan trọng. Đây chính là cách quản trị quy trình chiến lược khi thiếu cơ sở chắc chắn. Doanh nghiệp tạo ra thật nhiều cơ hội để bằng chứng có liên quan dần xuất hiện – một khi chúng đã hiện ra rõ ràng thì đã đến lúc doanh nghiệp tiến lên.

Nguy cơ lớn nhất đe dọa sự tồn tại của một doanh nghiệp lớn và phức tạp chính là đấu đá nội bộ và sự trì trệ của cả tập thể. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo tâm huyết phải luôn sẵn sàng đưa ra chỉ thị mới khi cần thiết. Đôi khi, nhà lãnh đạo cấp cao phải đích thân can thiệp vào những mâu thuẫn lớn và sử dụng sức mạnh để vượt qua rào cản.

Nhà điều hành cấp cao và trọng trách đột phá

line

Đột phá kinh doanh nhằm vượt ra khỏi quỹ đạo suy thoái và bỏ lại “Copycat” là điều rất quan trọng với bất cứ công ty nào, nhất là những công ty tiên phong. Tuy nhiên, đột phá không phải là một chiến lược đơn giản, và không phải tổ chức nào cũng thực hiện được những cú đột phá thành công ngay tức khắc. Khi sự đổi mới cần thiết gặp trục trặc, việc bố trí nhân viên hợp lý và cho họ quyền hành động là rất cần thiết nhưng không hiệu quả. Mỗi khi một tổ chức đột phá thành công sang nền tảng kiến thức mới, các nhà lãnh đạo cấp cao lúc ấy không chỉ thành lập chiến lược mà còn phải tự tay thực hiện chiến lược. Thành công đòi hỏi một tổ hợp bao gồm sức mạnh kiến thức và sức mạnh quyền lực. Có lẽ, tinh thần doanh nhân và hành vi tương ứng vốn được thể hiện tại đỉnh của doanh nghiệp vẫn duy trì được vai trò quan trọng của các CEO, đơn giản bởi vì vai trò ấy không thể ủy thác được cho bất kỳ ai khác. Đó chính là những chức năng chính cần phải có của một nhà điều hành cấp cao.

Đổi mới để thích ứng trong cuộc Cách mạng 4.0

Đổi mới để thích ứng trong cuộc Cách mạng 4.0

line

Có được vị thế cạnh tranh bền vững là điều mà mọi CEO đều khao khát. Mọi người từng nghĩ rằng kiểm soát và tích hợp theo chiều dọc mọi công đoạn sản xuất sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả vượt bậc. Đây chính là lý do tại sao các công ty lại thực hiện các khâu nghiên cứu và phát triển, sản xuất, bán hàng và marketing dưới một “mái nhà chung”. Khi quy mô càng lớn thì hiệu quả kinh tế do tăng khả năng sản xuất sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Chiến lược này đã trở thành bước đệm đưa IBM, General Electric, General Motors trở thành các công ty hùng mạnh vào giữa thế kỷ trước. Sau đó, từ sự trỗi dậy của các công ty Nhật Bản, điển hình như Sony, Toyota, Honda, Toshiba,..., lại cho thấy phương pháp quản lý chất lượng Six Sigma và phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn mới là tối ưu. Kế tiếp, vào cuối những năm 1990, Dell đã chứng minh được lợi ích của việc thuê nhân công bên ngoài để hỗ trợ chuỗi cung ứng và tập trung vào năng lực cốt lõi của công ty nhằm mang lại hiệu suất vượt trội. Tuy nhiên, với tất cả hứa hẹn từ việc đổi mới trong khâu quản lý, mục tiêu để đạt được lợi thế bền vững dường như còn khó nắm bắt hơn.

Giữa những phân tích dự đoán và học máy, tầm quan trọng của các dữ liệu nhỏ không hề mất đi. Các doanh nghiệp tiên phong vẫn phải thường xuyên phân tích những dữ liệu nhỏ bé nhưng phong phú và sâu sắc. Họ thường xuyên phát huy óc sáng tạo của con người trong những lĩnh vực nơi óc sáng tạo vượt trội hơn máy móc.

Bí quyết xây dựng hệ thống kinh doanh đột phá

  Mua sách: 

>>   Xây dựng hệ thống kinh doanh đột phá   Tại đây

 >> Đột phá tư duy kinh doanh   Tại đây

>> Bí quyết xây dựng cơ nghiệp bạc tỷ   Tại đây

 

Ba lợi thế đòn bẩy trong cạnh tranh – Kết nối mọi nơi; Sự gia tăng không ngừng của máy móc thông minh; Tầm quan trọng của óc sáng tạo lấy con người làm trọng tâm – đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp phải theo dõi thật sát. Cam kết và nhận thức không hề giống nhau. Chỉ thông tin thôi thì không đủ, bởi chiến lược và thực hành phải đi đôi với nhau. Trừ khi các ý tưởng được thực hành thông qua hành động thường nhật và chiến thuật vận hành thì doanh nghiệp tiên phong vẫn có thể bị xóa sổ. Nếu có một điểm chung trong thất bại giữa các công ty tiên phong hàng đầu trong việc ngăn chặn sự cạnh tranh của những kẻ sao chép chi phí thấp, thì đó chính là do họ không chịu “tự ăn thịt chính mình” để tồn tại dài lâu. Trái lại, những doanh nghiệp biết nhìn xa trông rộng lại nhìn ra nhu cầu đó từ trước khá lâu.

line ngangKết

Cuốn sách xuất sắc của tác giả Howard Yu đã lý giải câu hỏi cơ bản nhất trong bối cảnh kinh doanh hiện nay: “Làm thế nào để tồn tại lâu dài và trở nên thịnh vượng thông qua việc thích nghi trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể bị sao chép”. Đột phá tư duy kinh doanh sẽ dạy cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chiến lược kinh doanh cách tư duy có chủ đích để điều chỉnh doanh nghiệp, cũng như cách nghiên cứu công nghệ, bối cảnh thị trường toàn cầu để thích nghi và phát triển trên thương trường khốc liệt ngày nay. Theo Jorgen Vig Knugstorp – Chủ tịch điều hành Tập đoàn LEGO, các nhà quản lý chắc chắn có thể áp dụng những kiến thức uyên bác trong cuốn sách quý giá này – cuốn sách có tên Đột phá tư duy kinh doanh.

 

Nguồn: Bookademy

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.