Chỉ cần 2 GIÂY đổi tư thế LÀM VIỆC tăng hiệu suất một cách bất ngờ

Chỉ cần 2 GIÂY đổi tư thế LÀM VIỆC tăng hiệu suất một cách bất ngờ

4,630 lượt xem

Chỉ với hành động nhỏ là thay đổi tư thế ngồi, con người có thể thích ứng hơn với các công việc có độ khó khác nhau cũng như thoát khỏi tâm trạng ủ dột, u uất.

Tư thế luôn luôn quan trọng, cho dù bạn làm gì đi chăng nữa. Tất nhiên, tư thế càng quan trọng hơn trong công việc khi mà nó có thể quyết định tới hiệu quả làm việc của một nhân viên văn phòng bất kì.

Thực ra, người ta còn vẽ cả những công thức, tư thế ngồi ra sao cho phù hợp cũng như đạt hiệu quả công việc cao nhất.

Để hiểu lý do tại sao tư thế lại quan trọng tới vậy, hãy đi về hàng triệu năm trước về với thuỷ tổ của chúng ta (vượn người).

Trong mối nguy hiểm bị tấn công mọi lúc mọi nơi và những hiểm hoạ rình rập, nếu như bắt gặp một cụ vượn, vượn người nằm hoặc ngồi thoải mái, điều này đồng nghĩa với việc cụ vượn này đang thư giãn đồng thời không gặp hiểm nguy.

Thế nhưng, nếu cụ vượn đứng dậy, bắt đầu di chuyển đồng nghĩa với việc cụ ta đang có nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hoặc bị săn đuổi với các loài động vật săn mồi.

Vượn người

Vượn người. (Ảnh: Internet)

Cho tới thời điểm hiện nay (hàng triệu năm sau cụ vượn), chúng ta mặc dù không thừa kế một số đặc điểm ngày nào như cơ thể bọc lông, miệng nhô ra ngoài... thế nhưng một số yếu tố vẫn được giữ nguyên và nó trở thành một hành động điều khiển ý thức, sẽ quyết định cơ thể chúng ta hoạt động ra sao.

Điều này chính là vấn đề mà bài viết đang bàn tới, để tối ưu hoá năng suất làm việc của mỗi cá nhân. Những nghiên cứu dưới đây được thực hiện bởi Max Vercruyssen - Một nhà nghiên cứu cơ thể người, chuyên gia tư vấn sức khoẻ.

Ngồi thẳng lưng để cho bữa trưa xuống dạ dày

Theo Max Vercruyssen, yếu tố quan trọng thường gặp đó là khi đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, nhịp tim của mỗi người tăng thêm 10 nhịp một phút. Tất nhiên, 10 nhịp một phút không nhiều như khi bạn gặp nửa kia hoặc sắp bị sếp trừ lương, thế nhưng 10 nhịp tim này sẽ giúp cơ thể có khả năng phản xạ nhanh hơn, chú ý nhanh hơn.

Ngồi thẳng cũng tốt cho cột sống nên việc ngồi thẳng là rất quan trọng

Ngồi thẳng cũng tốt cho cột sống nên việc ngồi thẳng là rất quan trọng.

Ông cho rằng thay đổi tư thế ngồi hay đứng thẳng hơn khi chúng ta có những công việc cần sự tập trung, chú ý. Nếu như bạn ngồi trong phòng họp với đối tác, chỉ cần ngồi thẳng lưng hơn họ sẽ hiểu bạn đang chú ý và bạn tôn trọng buổi họp này. Mặc dù vậy, éo le thay những thay đổi rõ rệt chỉ tới khi cơ thể bạn có xu hướng mệt mỏi hoặc mới sử dụng bữa ăn xong.

Vercruyssen phát biểu: "Nếu bạn nghĩ rằng nó sẽ có thay đổi lớn và hào hứng để thực hiện nó, bạn có thể sẽ thất vọng đấy".

Làm việc khó? Hãy thử tư thế lạ

Theo Vercruyssen, hiệu năng phải được đánh đổi, nếu chúng ta tạo cho bản thân quá thoải mái, chúng ta sẽ dễ thất bại trong việc cố gắng hay mất tập trung và thậm chí ngủ quên (giống khi chúng ta nằm trên giường vậy).

Để đạt hiệu quả cao hơn đối với những đầu việc khó, hãy thử những chiếc ghế cứng và bạn sẽ cảm thấy tập trung hơn hẳn so với việc ngồi ghế mềm.

Mặc dù vậy, hạn chế những kiểu ngồi có ảnh hưởng tới sức khoẻ và không nền để bản thân bị khó chịu quá lâu với các loại ghế cứng.

Mặc dù vậy, hạn chế những kiểu ngồi có ảnh hưởng tới sức khoẻ và không nền để bản thân bị khó chịu quá lâu với các loại ghế cứng.

Thậm chí, những tư thế càng khó sẽ càng mang lại sự tập trung cao hơn, chẳng trách mà có những vị đại sư ngồi lên bàn chông để tụng kinh, họ đã đạt tới cảnh giới của sự tập trung mà không ai thực hiện được.

Mặc dù vậy, chẳng phải lúc nào chúng ta cũng có những đầu việc khó khăn, Vercruyssen gợi ý rằng bạn có thể thành lập một thời gian biểu về các mức độ khó khăn của công việc trong này sau đó phan bổ chúng vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày để tối ưu hoá hiệu năng làm việc.

Mặc dù vậy, đừng sử dụng những tư thế quá khó hoặc những loại vật dụng hỗ trợ quá kinh dị (ghế bốc lửa chẳng hạn), không những không mang lại hiệu quả mà chúng còn khiến bạn mất tập trung vào mối hiểm hoạ cận kề.

Thêm vào đó, đối với việc ngủ trưa tại văn phòng, bạn chỉ cần dậy sớm hơn vài phút sau đó rửa mặt, uống nước cũng có thể giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo nhanh hơn rất nhiều.

Buông người khiến bạn buồn hơn

Mỗi khi bạn buồn bạn hay làm gì? Đa phần mọi người đều buông người ra, để cơ thể mềm oặt như vỏ một trái chuối vậy, điều này là hết sức bình thường vì nó đã được hình thành trong mỗi con người bởi tự nhiên.

Mặc dù vậy, nếu bạn đang vui, không cần mềm như chuối làm gì vì những suy nghĩ tiêu cực sẽ lập tức thoát ra ngoài và làm cho tậm trạng cả ngày của bạn thêm phần tệ hại.

Buông thõng người khiến cơ thể mệt mỏi và tâm trí buồn bã.

Trong quá trình nghiên cứu kéo dài, giáo sư sức khoẻ Erik Peper đã thử nghiệm các cách thức ngồi khác nhau với những người tình nguyện và sau đó hỏi họ về những suy nghĩ tiêu cực hay các suy nghĩ tích cực, truyền cảm hứng mạnh.

Những người ngồi buông thõng người không thể kể được quá nhiều những suy nghĩ tích cực trong khi đó các suy nghĩ tiêu cực của họ thì lại nhiều như chuối trong buồng.

Peper cho rằng tư thế này được con người kế thừa từ nhiều loại động vật. Bạn không tin ư? Hãy thử nhớ lại cảnh chú cún làm điều gì có lỗi, hành động đầu tiên mà hắn làm sẽ là ngã ngửa ra với khuôn mặt kiểu "đừng làm hại tôi". Mục đích chính của tư thế này là tỏ thái độ khuất phục, van xin đối thủ đừng làm hại mình.

Tuy nhiên, cho dù đối tượng thử nghiệm có ườn ra như mạn sườn thì chỉ với 30 giây ngồi thẳng, họ có thể lập tức trở về tâm trạng tích cực mà Peper mong muốn. Chính vì thế, nếu gặp quá nhiều suy nghĩ tiêu cực, hãy thử thay đổi tư thế ngồi để thấy sự khác biệt tức thì.

Ngồi, đứng, đi đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Tăng hiệu suất làm việc: Chỉ cần 2 giây

 

Tăng hiệu suất làm việc Chỉ cần 2 giây

Tư thế cơ thể trong quá trình làm việc có vai trò quan trọng hơn bạn nghĩ. Việc ngồi thẳng hay còng lưng đều có tác động lớn đến chất lượng công việc.

Max Vercruyssen – chuyên gia về hiệu suất lao động (nghiên cứu về các yếu tố thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến con người trong các môi trường làm việc) – nhận định, cách bạn tạo ra và duy trì tư thế sẽ mang đến sự khác biệt lớn đối với mọi hoạt động của cơ thể.

Theo Max Vercruyssen, nhân viên văn phòng hoàn toàn có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc nếu biết tận dụng những tư thế hợp lý của cơ thể, và việc điều chỉnh này chỉ mất một quãng thời gian khoảng... 2 giây.

Max Vercruyssen – chuyên gia về hiệu suất lao động (nghiên cứu về các yếu tố thể chất và tinh thần ảnh hưởng đến con người trong các môi trường làm việc) – nhận định, cách bạn tạo ra và duy trì tư thế sẽ mang đến sự khác biệt lớn đối với mọi hoạt động của cơ thể.

Theo Max Vercruyssen, nhân viên văn phòng hoàn toàn có khả năng nâng cao hiệu suất làm việc nếu biết tận dụng những tư thế hợp lý của cơ thể, và việc điều chỉnh này chỉ mất một quãng thời gian khoảng... 2 giây.

Ngồi thẳng lưng để “đấu tranh” với sự mệt mỏi sau bữa trưa

Có một thay đổi quan trọng diễn ra khi bạn ngồi thẳng dậy hoặc đứng lên, đó là nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10 nhịp/phút. Điều này giúp cải thiện khả năng phản ứng và tăng cường sự chú ý. Do đó, nhân viên văn phòng có thể điều chỉnh lại tư thế ngồi hoặc đứng thẳng dậy khi nhận một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi nhiều sự chú ý và tập trung cao độ.

Tuy nhiên cũng đừng nên trông chờ quá nhiều vào giải pháp này khi bạn đang có hiệu suất làm việc tốt, bởi vì nó chỉ thể hiện rõ tác dụng nhất khi bạn đang trong tình trạng mệt mỏi hoặc bị suy giảm hiệu suất làm việc, đặc biệt là ở giai đoạn sau bữa ăn trưa.

Đừng quá thoải mái

Càng thoải mái, bạn càng dễ mất tập trung, thậm chí có thể muốn ngủ thiếp đi. Chẳng hạn, ngồi trên một chiếc ghế cứng sẽ giúp bạn trở nên linh hoạt hơn một chiếc ghế quá mềm, quá dễ chịu.

Trong trường hợp không thể thay đổi được chiếc ghế thoải mái của mình, bạn có thể thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ và kéo mình ra khỏi cảm giác mệt mỏi sau bữa trưa bằng cách dành ra vài phút để vào nhà vệ sinh hoặc đi lấy một ly nước.

Tuy nhiên, trước khi thay thế chiếc ghế văn phòng của mình bằng một “khúc gỗ” khác, bạn cần lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa sự khó chịu nhẹ và tư thế có thể gây khó chịu đến mức… đau đớn. “Nếu sự khó chịu quá lớn, nó sẽ trở thành tâm điểm chú ý của bạn, vì vậy, bạn không thể tập trung tối đa vào công việc đang làm”, Bill Yates – giáo sư khoa học thần kinh và tai mũi họng của Đại học Pittsburgh cho biết.

Tư thế buông thõng người khiến bạn trở nên buồn bã

Trong một loạt các nghiên cứu, Erik Peper – giáo sư về giáo dục sức khỏe tại Đại học bang San Francisco – yêu cầu người tham gia ngồi ở những vị trí khác nhau và nhớ lại về những suy nghĩ, ký ức tiêu cực lẫn những điều tích cực. Kết quả là, người có tư thế ngồi còng lưng cảm thấy khó khăn khi nhớ về những điều tích cực.

“Sự thay đổi về mặt sinh lý học thực sự diễn ra khi bạn để cho cơ thể mình buông thõng xuống. Testosterone giảm, cortisol tăng lên, tạo điều kiện cho bạn dễ dàng nghĩ đến những suy nghĩ tiêu cực, vô vọng”, giáo sư Peper cho biết.

Có một thực tế là khi cảm thấy chán nản hoặc suy sụp, cơ thể chúng ta có xu hướng buông thõng và còng lưng xuống. Khi ngồi trên ghế suốt cả ngày, chúng ta sẽ có cảm giác như bị mất đi sự chủ động, thậm chí mất phương hướng.

Tin tốt là giáo sư Peper cũng đã tìm thấy tác dụng tích cực ở chiều ngược lại: những người ngồi thẳng lưng dễ dàng nhớ đến những ký ức lạc quan. Và chỉ cần 30 giây nâng người lên, bạn có thể cải thiện rõ rệt tâm trạng và nguồn năng lượng bên trong cơ thể.

Nguồn: cafebiz.vn

Bài trước
Bài tiếp

Bình luận

Mua sách online siêu khuyến mãi, tại sao không?

Là đối tác chiến lượt với các kho sách online, chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn mã giảm giá tới 70% khi mua online.